Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Mù Màu Cùng Các Bác Sĩ Trường Dược Sài Gòn

Mù màu là một bệnh di truyền khiến cho người bệnh có thể không nhìn thấy được một số màu sắc nhất định. Vậy có những nguyên nhân nào dẫn đến mù màu?

Bệnh mù màu là bệnh di truyền ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới

Bệnh mù màu là bệnh di truyền ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới

Mù màu là bệnh gì?

Mù màu không phải là tình trạng mù hoàn toàn mà là chỉ là sự thiếu hụt trong việc nhìn thấy màu sắc. Với vấn đề về thị lực này bạn sẽ gặp khó khăn để phân biệt các màu nhất định như màu xanh dương và vàng hoặc đỏ và xanh lá. Mù màu (hoặc chính xác hơn là loạn sắc giác) là bệnh di truyền ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.

Loạn sắc màu đỏ – xanh lá là dạng thường gặp nhất trong mù màu. Loạn sắc xanh dương – vàng hiếm hơn và do gen lặn nằm nên nhiễm sắc thể thường nên dạng loạn sắc này mức độ ảnh hưởng bằng nhau ở cả nam giới và nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh mù màu là do đâu?

Mù màu xảy ra khi tế bào nhạy cảm với ánh sáng trong võng mạc không đáp ứng đúng với những sự thay đổi về bước sóng ánh sáng (đơn vị mà ánh sáng khi chiếu vào một vật và phản xạ chiếu vào mắt người, tùy theo màu mà sẽ có các khoảng bước sóng khác nhau).

Các thụ thể ánh sáng trong võng mạc là các tế bào que và tế bào nón. Các tế bào que dồi dào hơn (có khoảng 100 triệu tế bào que ở võng mạc của người) và chúng nhạy cảm hơn với ánh sáng, nhưng tế bào que không thể nhận thấy màu sắc.

6 đến 7 triệu tế bào nón trong võng mạc người chịu trách nhiệm về sắc giác, và các thụ thể ánh sáng này tập trung ở vùng trung tâm của võng mạc được gọi là điểm vàng. Trung tâm của điểm vàng gọi là hố thị giác, và các hố diện tích nhỏ (0,3mm đường kính) tập trung cao nhất của các tế bào nón trong võng mạc sẽ chịu trách nhiệm về tính nhạy của sắc giác.

Các thể mù màu thường gặp liên quan đến sự thiếu hụt của một số loại tế bào nón nhất định hoặc sự vắng mặt hoàn toàn của các tế bào nón này.

Bên cạnh những khác biệt về di truyền, còn một số các nguyên nhân khác gây ra khiếm khuyết hoặc mất sắc giác mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bao gồm:

– Bệnh Parkinson (PD): Vì bệnh Parkinson là một rối loạn về thần kinh nên các tế bào thần kinh nhạy cảm ánh sáng trong võng mạc nơi quá trình xử lý thị lực diễn ra cũng có thể bị hư hỏng và không hoạt động bình thường.

– Đục thủy tinh thể: Sự vẩn đục thấu kính tự nhiên của mắt xảy ra khi đục thủy tinh thể có thể “rửa trôi” sắc giác, khiến nó ít sáng hơn. May thay, phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể khôi phục lại sắc giác khi thấu kính tự nhiên bị vẩn đục được lấy ra và thay thế bằng một thấu kính nội nhãn nhân tạo.

– Sử dụng Tiagabine cho chứng động kinh: Một loại thuốc chống động kinh được gọi là tiagabine đã được chứng minh là sẽ làm giảm thị lực về màu sắc trong khoảng 41% những người dùng thuốc, mặc dù sự ảnh hưởng trên không kéo dài suốt đời.

– Bệnh lý thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON): Bệnh thần kinh thị giác di truyền đặc biệt phổ biến ở nam giới, bệnh không có các triệu chứng khác nhưng gây ra tình trạng mù màu. Loạn sắc màu đỏ-xanh lá cây được ghi nhận với tình trạng này.

– Hội chứng Kallman: Tình trạng di truyền này do suy tuyến yên, có thể dẫn đến sự phát triển không hoàn toàn hoặc bất thường giới tính như các cơ quan sinh dục. Mù màu có thể là một triệu chứng của tình trạng này.

– Mù màu cũng có thể xảy ra khi quá trình lão hóa làm hỏng các tế bào võng mạc. Một thương tích hoặc tổn thương vùng não nơi xử lý thị lực cũng có thể gây ra loạn sắc.

Tìm hiểu căn bệnh mù màu với các chuyên gia Dược Sài Gòn

Tìm hiểu căn bệnh mù màu với các chuyên gia Dược Sài Gòn

Triệu chứng thường gặp của bệnh mù màu là gì?

Trong tài liệu giảng dạy của Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn có viết: hầu hết người “mù màu” có thể thấy màu sắc, nhưng sự nhận biết màu sắc của họ bị giới hạn và không chính xác. Tình trạng thường gặp nhất của loạn sắc gây ra sự nhận biết không chính xác của màu đỏ và xanh lá, làm họ dễ nhầm lẫn. Rất hiếm khi có một người mù màu chỉ nhìn thấy màu xám.

Đối với những người bị mù màu, một số màu nhất định bị mất và dễ bị lẫn lộn với các màu khác, và tình trạng này sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại loạn sắc mà thị lực họ bị khiếm khuyết.

Tác hại của bệnh mù màu?

Hầu hết mọi người đều có thể thích ứng với những thiếu sót về loạn sắc. Tuy nhiên, trong một số ngành nghề, chẳng hạn như thiết kế đồ họa và các nghề nghiệp đòi hỏi phải xử lý nhiều màu sắc khác nhau, phụ thuộc sự nhận thức màu chính xác thì khiếm khuyết này sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ. Và dĩ nhiên, không ai trong chúng ta mong muốn thế giới của mình không có các màu sắc trọn vẹn.

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh mù màu hiệu quả?

Đối với bệnh mù màu do di truyền, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng kính dành cho người mù màu. Loại kính này có các bộ lọc có trong kính áp tròng hoặc mắt kính, giúp tăng cường sự nhận biết màu sắc.

Trong trường hợp tình trạng mù màu của bạn là do nguyên nhân đến từ các bệnh lý, bác sĩ sẽ đề nghị điều trị các bệnh lý đó trước. Sau khi chữa khỏi những bệnh đó, tình trạng mù màu của bạn có thể được cải thiện.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *