Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý rối loạn tế bào thần kinh vận động

Rối loạn tế bào thần kinh vận động là bệnh lý đặc trưng bằng sự yếu của các cơ được chi phối mà không có sự thay đổi cảm giác. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh như thế nào?

Bệnh lý rối loạn tế bào thần kinh vận động
Bệnh lý rối loạn tế bào thần kinh vận động

Bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về bệnh lý rối loạn tế bào thần kinh vận động!

BỆNH LÝ RỐI LOẠN TẾ BÀO THẦN KINH VẬN ĐỘNG

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, rối loạn thần kinh vận động là một nhóm bệnh do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh vận động. Người bệnh sẽ dần dần cảm thấy khó khăn trong các hoạt động bình thường như nói, đi bộ, hít thở và nuốt. Bệnh tế bào thần kinh vận động ở người lớn thường bắt đầu ở lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi và thường đi kèm sự thoái hóa của các tế bào sừng trước tủy sống, nhân vận động của các dây thần kinh sọ thấp, đường dẫn truyền vỏ não tủy sống và vỏ não hành tủy. Bệnh thường xảy ra đơn lẻ nhưng cũng có trường hợp có tính chất gia đình.

Rối loạn tế bào thần kinh vận động được phân thành 5 loại dựa vào đặc điểm lâm sàng:

  • Liệt hành tủy tiến triển: tổn thương hành tủy nổi bật do các quá trình bệnh tác động đầu tiên vào các nhân vận động của các dây thần kinh sọ.
  • Liệt giả hành tủy: các dấu hiệu tổn thương hành tủy nổi bật nhưng do tổn thương bó vỏ não hành tủy hai bên và gây rối loạn chức năng của tế bào thần kinh vận động trung ương.
  • Teo cơ tiến triển do tủy: được đặc trưng bằng tổn thương tế bào thần kinh vận động ngoại biên ở chi do thoái hóa tế bào sừng trước của tủy sống.
  • Xơ cứng cột bên nguyên phát: chỉ tổn thương tế bào thần kinh vận động trung ương ở chi.
  • Xơ cứng cột bên teo cơ: tổn thương hỗn hợp tế bào thần kinh vận động trung ương và ngoại biên ở chi. Rối loạn này đôi khi có trong chứng sa sút trí tuệ và hội chứng Parkinson.

Các bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh này bao gồm: xơ cứng cột bên teo cơ, teo cơ tủy, teo cơ cột sống. Các rối loạn gặp ở trẻ em là bệnh Werdnig – Hoffman và hội chứng Kugelberg Welander. Bệnh tiến triển và thường tử vong trong vòng 3 – 5 năm, nguyên nhân tử vong thường gặp nhất là do viêm phổi. Bệnh nhân có tổn thương hành tủy thường có tiên lượng rất xấu.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LÝ RỐI LOẠN TẾ BÀO THẦN KINH VẬN ĐỘNG

Các nguyên nhân gây ra bệnh lý rối loạn tế bào thần kinh vận động là:

  • Do tổn thương não bộ: Khi một vùng não bộ bị tổn thương, chức năng mà nó đảm nhận sẽ bị suy giảm hoặc mất đi. Gây rối loạn chức năng, thường gặp như: Rối loạn nhận thức, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác và rối loạn ngôn ngữ,…
  • Do tình trạng tắc mạch máu não hoặc vỡ mạch máu não làm cho các tế bào thần kinh não bộ bị thiếu oxi hoặc bị chèn ép dẫn đến hoại tử. Nếu phần não bị tổn thương là phần đảm nhận chức năng điều khiển vận động thì người bệnh sẽ gặp phải vấn đề rối loạn vận động.
  • Bệnh lý tự miễn
  • Viêm hoặc nhiễm trùng
  • Bệnh lý nội tiết
  • Bệnh lý chuyển hóa
  • Bệnh hành tủy liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X do có sự lặp lại của mã bộ ba ở gen tổng hợp thụ thể androgen và có tiên lượng lành tính hơn so với các dạng bệnh lý tế bào thần kinh vận động khác.
  • Các hội chứng thuần túy vận động tương tự bệnh tế bào thần kinh vận động cũng có thể xảy ra trong bệnh gamma đơn dòng hoặc các bệnh thần kinh vận động đa ổ với tắc nghẽn dẫn truyền.
  • Bệnh tế bào thần kinh vận động cũng có thể gặp trong bệnh Hodgkin và tiên lượng tương đối lành tính.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y dược uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y dược uy tín

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LÝ RỐI LOẠN TẾ BÀO THẦN KINH VẬN ĐỘNG

Triệu chứng phổ biến

Các triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm:

  • Khó nhai, khó nuốt, ho, khó thở và nói khó xảy ra trong tổn thương hành tủy.
  • Mất tín hiệu từ các dây thần kinh có thể làm mất ngủ, khó chịu nhưng không đau đớn.
  • Trong liệt hành tủy tiến triển: lưỡi gà sa xuống, giảm phản xạ nôn, ứ đọng nước bọt ở họng, ho, lưỡi yếu có nhiều nếp nhăn.
  • Trong liệt giả hành tủy: lưỡi nhỏ và co làm cho người bệnh không thể đưa nhanh lưỡi sang hai bên.
  • Chi bị ảnh hưởng đặc trưng bằng các rối loạn vận động (yếu cơ, cứng cơ, giảm trương lực cơ, co cơ cục bộ) phản ánh rối loạn tế bào thần kinh vận động trung ương hoặc ngoại biên.
  • Khớp vai và cánh tay bị khép chặt vào thân mình, rất đau khi cử động lên phía trên đầu.
  • Cổ chân bị duỗi cảm giác như đi nhón gót.
  • Không có rối loạn cảm giác khách quan mặc dù bệnh nhân có thể có cảm giác kiến bò.
  • Cơ tròn nhìn chung không rối loạn.

Đối tượng nguy cơ

Cũng theo chia sẻ từ các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, Các yếu tố nguy cơ có liên quan đến bệnh tế bào thần kinh vận động bao gồm:

  • Di truyền: Khoảng 1/10 các trường hợp xơ cứng cột bên teo cơ là do di truyền. Teo cơ tủy cũng là một bệnh lý di truyền
  • Tuổi tác: sau 40 tuổi, nguy cơ mắc bệnh tế bào thần kinh vận động tăng cao đáng kể. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ thường gặp ở lứa tuổi từ 55-75 tuổi.
  • Giới tính: nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Luyện tập quân sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Những vận động viên bóng đá chuyên nghiệp có nguy cơ tử vong vì bệnh xơ cứng cột bên teo cơ, bệnh Alzheimer và những bệnh lý thoái hóa thần kinh khác. Điều này có thể do tình trạng chấn thương đầu nhiều lần và các bệnh lý thần kinh.

Trên đây là chia sẻ về nguyên nhân và triệu chứng phổ biến của bệnh lý rối loạn tế bào thần kinh vận đông từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *