Giảng viên Trường Dược Sài Gòn chia sẻ thông tin bệnh viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi (20 – 40), có những biểu hiện phong phú từ nhẹ đến nặng.

Bệnh viêm cơ tim thường xảy ra ở người trẻ tuổi

Bệnh viêm cơ tim thường xảy ra ở người trẻ tuổi

Viêm cơ tim sẽ ảnh hưởng đến cơ tim và các hoạt động điện của tim, làm giảm khả năng bơm máu của tim và là nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim.

Viêm cơ tim nặng gây ra suy tim, khiến tim không bơm đủ máu đến các phần còn lại của cơ thể. Các cục máu đông có thể hình thành trong tim, dẫn đến đột quỵ hoặc đột tử. Điều trị viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân.

Nguyên nhân dẫn đến viêm cơ tim

Hầu hết các trường hợp viêm cơ tim khó xác định được nguyên nhân. Ở các nước đang phát triển, nhiễm virus là nguyên nhân phổ biến nhất. Trong đó có thể bao gồm cả những loại virus gây cảm cúm thông thường (adenovirus); viêm gan B và C; parvovirus (gây phát ban nhẹ, thường ở trẻ em) và virus herpes, do nhiễm virus rubella.

Ngoài ra do vi khuẩn, như tụ cầu (staphylococcus), liên cầu (streptococcus), trực khuẩn gây bệnh bạch hầu; do ký sinh trùng như Trypanosoma cruzi và toxoplasma, bao gồm một số loài truyền qua côn trùng và có thể gây ra bệnh “Chagas”; do nấm như Candida; aspergillus và các loại nấm khác (Histoplasma, thường được tìm thấy trong phân chim, đôi khi có thể gây viêm cơ tim, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu).

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cũng không loại trừ nguyên nhân do phản ứng dị ứng hoặc độc hại của thuốc, bao gồm các thuốc được sử dụng để điều trị ung thư; thuốc kháng sinh (như thuốc penicillin và sulfonamid); một số loại thuốc chống động kinh và một số chất cấm như cocaine.

Hóa chất hoặc chất phóng xạ: Tiếp xúc với một số hóa chất, chẳng hạn như carbon monoxide, và bức xạ đôi khi có thể gây viêm cơ tim.

Các bác sĩ cũng bắt gặp những bệnh nhân viêm cơ tim do các bệnh khác như lupus, u hạt Wegener, viêm động mạch tế bào khổng lồ và viêm động mạch Takayasu.

Ở nhóm nguyên nhân tự miễn, chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công mô cơ tim lành chứ không phải vi khuẩn.

Nếu viêm cơ tim nhẹ hoặc đang ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như đau ngực trái nhẹ hoặc khó thở khi gắng sức.

Tuy nhiên ở trường hợp nặng, bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh gây khó thở, phù chân, mắt cá chân và bàn chân.

Để chẩn đoán viêm cơ tim, ngoài biểu hiện lâm sàng, bác sĩ cần làm thêm các xét nghiệm công thức máu, sàng lọc cúm, kiểm tra men tim, điện tim, test kháng thể với virus, chụp MRI tim, sinh thiết cơ tim, siêu âm tim. Trong đó, sinh thiết cơ tim là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm cơ tim, thường được thực hiện khi chụp mạch can thiệp.

Biến chứng nguy hiểm của viêm cơ tim

Viêm cơ tim nặng có thể làm tổn thương cơ tim vĩnh viễn, gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm:

Suy tim: Không được điều trị, viêm cơ tim có thể làm tổn thương cơ tim dẫn đến không thể bơm máu đủ nuôi cơ thể.

Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Nếu cơ tim bị tổn thương như máu chảy trong tim có thể hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông gây bít tắc một trong các động mạch vành, gây ra nhồi máu cơ tim. Hoặc nếu cục máu đông trong tim di chuyển đến một động mạch dẫn đến não có thể gây ra đột quỵ.

Đột tử do tim: Một số rối loạn nhịp tim nghiêm trọng có thể khiến tim ngừng đập (ngừng tim đột ngột) và gây tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức. Ở người trẻ tuổi, bệnh viêm cơ tim chiếm tới 20% trong số các nguyên nhân gây đột tử.

Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng. Tuy nhiên như đã nói, không phải trường hợp nào cũng tìm ra căn nguyên.

Với các trường hợp nhiễm virus, điều trị triệu chứng là biện pháp điều trị chủ yếu cho hầu hết các dạng viêm cơ tim. Trong giai đoạn cấp tính, liệu pháp hỗ trợ là chính, bao gồm cả nghỉ ngơi tại giường.

Thuốc: Do bác sĩ chỉ đinh, nếu bệnh nhân có triệu chứng suy tim sẽ sử dụng digoxin và thuốc lợi tiểu. Đối với những người bị rối loạn chức năng tim từ trung bình đến nặng, có thể được hỗ trợ bằng cách sử dụng các thuốc tăng co bóp như milrinone trong giai đoạn cấp tính, sau đó điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển khi dung nạp.

Những trường hợp suy tim nặng, không đáp ứng với liệu pháp thông thường có thể chỉ định hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi oxy ngoài cơ thể (như ECMO) hoặc ghép tim cho những người không cải thiện chức năng tim.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược chất lượng

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược chất lượng

Các phòng ngừa bệnh viêm cơ tim

Hiện không có phòng ngừa đặc hiệu cho viêm cơ tim, tuy nhiên có thể dự phòng giúp ngăn ngừa nguy cơ bị viêm cơ tim bằng cách:

  • Thực hiện vệ sinh tốt: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
  • Tránh những hành vi nguy cơ cao để giảm khả năng bị nhiễm trùng cơ tim liên quan đến HIV, tình dục an toàn và không sử dụng ma túy bất hợp pháp.
  • Giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng: Nếu bạn có thời gian ở những vùng tiếp xúc với côn trùng hãy mặc áo sơ mi dài tay và quần dài để che càng nhiều da càng tốt. Áp dụng đánh dấu hoặc thuốc chống côn trùng có chứa DEET.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh: Luôn cập nhật về các loại vắc xin được khuyến nghị, bao gồm cả những loại vắc xin bảo vệ chống lại rubella và cúm, sởi – những bệnh có thể gây viêm cơ tim.
  • Hạn chế tiếp tiếp xúc với người mắc bệnh giống như virus hoặc cúm cho đến khi họ bình phục, đặc biệt những người suy giảm miễn dịch, có bệnh lý mạn tính.

Khi có những triệu chứng nghiêm trọng của đau ngực và khó thở khi đang có biểu hiện nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, cần đến ngay phòng cấp cứu hoặc gọi trợ giúp y tế khẩn cấp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *