Giảm đau xương khớp, phục hồi chức năng với những bài tập sau đây

Bệnh xương khớp đang là nỗi lo của rất nhiều người hiện nay, đặc biệt là những người làm văn phòng. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập để giúp giảm đau xương khớp mà không cần sử dụng thuốc.

Một số bài tập có thể điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Một số bài tập có thể điều trị bệnh đau nhức xương khớp

Những bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thấp khớp… không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm khả năng vận động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tập luyện giúp giảm đau xương khớp, đồng thời giúp tránh phẫu thuật khớp, tránh được tác dụng không mong muốn của thuốc giảm đau chống viêm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh xương khớp

Thời tiết thay đổi thường khiến người bệnh xương khớp khốn khổ vì bị nhức mỏi tay chân, đau người ê ẩm, đặc biệt ở các khớp quan trọng như cổ, eo, hông, gối… Trời trở lạnh sẽ khiến các khớp trở nên cứng hơn, đau hơn, vận động trở nên kém linh hoạt hơn.

Các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt của máu, độ nhớt của dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… cũng góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Một số bài tập giúp giảm đau xương khớp

Nhiều người thường có suy nghĩ, bị đau xương khớp thì không nên tập thể dục bởi sẽ khiến các khớp xương sưng đau hơn. Tuy vậy, theo các chuyên gia, đây là một sai lầm tai hại. Bởi, vận động sẽ giúp các khớp xương linh hoạt hơn, vận động tốt hơn, thậm chí còn giúp giảm đau.

Người bệnh xương khớp có thể tập nhiều bộ môn như đi bộ, đạp xe, tập thái cực quyền, yoga, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ… Tuy nhiên, mỗi một hình thức tập đều có những ưu-nhược điểm riêng, người bệnh xương khớp nên chú ý lựa chọn hình thức phù hợp.

Thái cực quyền

Thái cực quyền là hình thức vận động 1 chỗ nhưng là vận động toàn thân, các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo duy trì tính linh hoạt của khớp. Mỗi động tác chậm, nhẹ, nhịp nhàng, thở sâu làm cho khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái giúp giảm đau. Tuy nhiên, tập thái cực quyền khi phải co khom gối và hông quá mức gây trở ngại cho khớp gối, quá trình tập luyện rất dễ bị gián đoạn.

Đi bộ

Đi bộ là bài tập an toàn với hầu hết người bệnh xương khớp, lại rất dễ thực hiện. Trong quá trình đi bộ, sự co duỗi ở khớp gối cơ bản trên một trục thẳng, biên độ vận động không lớn, sự ma sát ở các khớp không mạnh phòng chống được suy thoái khớp. Tuy vậy, khi đi bộ, một số khớp trọng điểm ở các vị trí hông, gối và mắt cá chân thường bị đau, không phù hợp với người bị thoái hóa khớp nặng.

Y học cổ truyền đào tạo châm cứu bấm huyệt

Y học cổ truyền đào tạo châm cứu bấm huyệt

Đạp xe

Đây là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ lớn ở chân, các cơ được vận động tối đa mà ít gây trọng tải lên các khớp. Tuy vậy, đạp xe ngoài trời, vị trí của yên xe khi duỗi gối hết mức phải thẳng chân đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng và tay lái phản xạ nhạy bén.

Khiêu vũ

Khiêu vũ ở mức độ vừa phải giúp cho các cơ và dây chằng – cử động của các khớp dẻo dai, linh hoạt, cải thiện chất lượng của sụn khớp gối. Khiêu vũ đều đặn giúp giảm cân, từ đó giảm trọng tải lên khớp, giảm đau, giảm bệnh và chống trầm cảm. Tuy nhiên, hình thức tập luyện này nguy cơ chấn thương cao.

Yoga

Tập yoga đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh thoái hóa khớp, giúp cho cơ xương khớp uyển chuyển, linh hoạt hơn, thậm chí còn có thể giúp hỗ trợ điều trị, phục hồi được các sụn khớp bị thoái hóa.

Bơi lội

Bơi lội giúp vận động các khớp toàn thân trong khi giảm sức ép lên các khớp, rất phù hợp với những người thừa cân, thoái hóa khớp.

Hướng dẫn cách tập luyện đúng

Tập luyện thường xuyên

Tập luyện thường xuyên không chỉ cải thiện sức mạnh của cơ xương khớp, cải thiện sụn khớp, phòng ngừa xốp xương, loãng xương mà còn giúp giảm cân, từ đó giảm trọng tải lên khớp. Nhờ kiên trì tập luyên, vận động hợp lý mà các màng hoạt dịch khớp linh hoạt, các dây chằng bao khớp vững, các cơ không bị teo mà co duỗi, đàn hồi tốt, bệnh nhẹ dần, ít tái phát, thậm chí không đau nữa.

Ngừng tập tạm thời khi bị đau

Khi bắt đầu tập luyện sẽ có cảm giác tình trạng đau tăng lên. Tuy nhiên, tình trạng đau sẽ giảm dần sau khi tập và không tăng theo thời gian. Khi khớp bị sưng đau, có thể chườm nóng và nghỉ ngơi. Chờ hết đau, hết sưng đỏ hãy tập lại.

Kiên trì tập những khớp không đau

Với những khớp không bị đau, bạn nên kiên trì tập luyện, đừng bỏ cuộc. Nếu phải phẫu thuật khớp, vẫn nên tập luyện lại từ từ theo sự hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *