Tìm hiểu kháng sinh nhóm Aminoglycosid từ Dược sĩ Sài Gòn

Kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid gồm những loại nào? Phổ kháng khuẩn của từng kháng sinh ra sao? Có những loại thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycosid nào phổ biến?

Cấu trúc kháng sinh nhóm Aminoglycosid
Cấu trúc kháng sinh nhóm Aminoglycosid

Hãy cùng các dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết sau đây!

KHÁNG SINH NHÓM AMINOGLYCOSID

Các Aminosid (hay Aminoglycosid) có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp.

Các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm Streptomycin, Kanamycin, Gentamicin, Tobramycin, Neltimicin, Amikacin.

Phổ kháng khuẩn

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các kháng sinh nhóm Aminoglycosid có phổ kháng khuẩn chủ yếu tập trung trên trực khuẩn Gram-âm, tuy nhiên phổ kháng khuẩn của các thuốc trong nhóm không hoàn toàn giống nhau.

  • Kanamycin cũng như Streptomycin có phổ hẹp nhất trong số các thuốc nhóm này, chúng không có tác dụng trên Serratia hoặc P. Aeruginosa.
  • Tobramycin và Gentamicin có hoạt tính tương tự nhau trên các trực khuẩn Gram-âm, nhưng Tobramycin có tác dụng mạnh hơn trên P. Aeruginosa và Proteus spp., trong khi Gentamicin mạnh hơn trên Serratia.
  • Amikacin và trong một số trường hợp là Neltimicin, vẫn giữ được hoạt tính trên các chủng kháng Gentamicin vì cấu trúc của các thuốc này không phải là cơ chất của nhiều enzym bất hoạt Aminoglycosid.

CÁC LOẠI THUỐC KHÁNG SINH NHÓM AMINOGLYCOSID

Các loại thuốc tiêu biểu trong nhóm Aminoglycosid này là Streptomycin, Kanamycin, Amikacin, Gentamycin, Tobramycin. Ngoài ra còn có Neomycin.

Streptomycin

Sau khi nhập vào vi khuẩn, Streptomycin gắn vào tiểu phần 30 s của Ribosom, làm vi khuẩn đọc sai mã thông tin ARNm, tổng hợp protein bị gián đoạn.

Có tác dụng diệt khuẩn trên các vi khuẩn phân chia nhanh, ở ngoài tế bào hơn là trên vi khuẩn phân chia chậm. pH tối ưu là 7,8 (cho nên cần alcali (kiềm) hóa nước tiểu nếu điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu).

Lọ Sulfat Streptomycin 1g. Liều thông thường tiêm bắp 1g/ngày. Trong điều trị lao, tổng liều không quá 80- 100g. Không dùng cho người nhược cơ và phụ nữ có thai.

Kanamycin

Thuốc Kanamycin có tác dụng, dược động học và độc tính tương tự như Streptomycin. Thường dùng phối hợp (thuốc hàng 2) trong điều trị lao. Liều 1g/ngày

Gentamycin

Phổ kháng khuẩn rất rộng. Là thuốc được chọn lựa cho nhiễm khuẩn bệnh viện do Enterococcus và Pseudomonas Aeruginosa. Dùng phối hợp với Penicilin trong sốt giảm bạch cầu và nhiễm trực khuẩn gram (-) như viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai ngoài ác tính.

Gentamycin sulfat đóng trong ống 160, 80, 40 và 10 mg. Liều hàng ngày là 3 – 5 mg/kg, chia 2- 3 lần/ngày, tiêm bắp.

Amikacin

Là thuốc có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong nhóm và kháng được các enzym làm mất hoạt Aminoglycosid nên có vai trò đặc biệt trong nhiễm khuẩn bệnh viện gram (-) đã kháng với Gentamycin và Tobramycin.

Liều lượng một ngày 15 mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 lần, hoặc chia làm 2 lần. Ống 500 mg.

Neomycin

Thường dùng dưới dạng thuốc bôi để điều trị nhiễm khuẩn da – niêm mạc trong bỏng, vết thương, vết loét và các bệnh ngoài da bội nhiễm. Dùng neomycin đơn độc hoặc phối hợp với polymyxin, bacitracin, kháng sinh khác hoặc corticoid.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR) KHI DÙNG KHÁNG SINH NHÓM AMINOGLYCOSID

Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết tác dụng không mong muốn (adr) khi dùng kháng sinh nhóm Aminoglycosid có thể là:

  • Giảm thính lực và suy thận là 2 loại ADR thường gặp nhất. Cả 2 loại ADR này sẽ trở nên trầm trọng (điếc không hồi phục, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ) khi sử dụng ở người bệnhngười bệnh suy thận, người cao tuổi (chức năng thận giảm) hoặc dùng đồng thời với thuốc có cùng độc tính (vancomycin, furosemid…).
  • Nhược cơ cũng là ADR có thể gặp khi sử dụng aminoglycosid do tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ. ADR này ít gặp nhưng tỷ lệ tăng lên khi sử dụng phối hợp với thuốc mềm cơ cura (do đó cần lưu ý ngừng kháng sinh trước ngày người bệnhngười bệnh cần phẫu thuật). Tác dụng liệt cơ hô hấp có thể gặp nếu tiêm tĩnh mạch trực tiếp do tạo nồng độ cao đột ngột trong máu; vì vậy kháng sinh này chỉ được truyền tĩnh mạch (truyền quãng ngắn) hoặc tiêm bắp.
  • Những ADR thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.

Hi vọng qua bài viết tổng hợp trên đây từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn bạn đọc đã có được những kiến thức hữu ích trong việc nhận biết kháng sinh nhóm aminoglycosid

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *