Y sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn dùng lá chân vịt chữa thủy đậu tại nhà

Dùng lá chân vịt chữa thủy đậu tại nhà là biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và nhanh chóng khiến các nốt ban dạng phỏng của bệnh này biến mất mà không để lại sẹo

Lá cỏ chân vịt
Lá cỏ chân vịt

Bài viết này các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn các bạn cách dùng lá chân vịt chữa thủy đậu tại nhà

TÁC DỤNG CỦA LÁ CHÂN VỊT TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU

Cỏ chân vịt có tên khoa học là Hygroryza aristata Nees, họ Lúa – Poaceae. Một số tên gọi khác của loại cỏ này là thủy hảo, cỏ chửa, cỏ lia thia… Cỏ chân vịt thân mềm, lá so le phình to ở bẹ như bụng chửa, mặt trên lá có đốm màu đỏ nâu, hoa màu lục nhạt.

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, cỏ chân vịt vị chát nhạt, tính mát, ôn, không độc. Có công dụng giảm nhanh các triệu chứng và tình trạng phát ban dạng phỏng nước của bệnh. Vì vậy, loại cây này được xếp vào hàng những thảo dược có công dụng điều trị thủy đậu hiệu quả.

Theo nghiên cứu khoa học, cỏ chân vịt có khả năng sát khuẩn, chống viêm nhiễm. Sử dụng cỏ chân vịt sẽ giúp ngăn ngừa lây lan và đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các tổn thương trên da. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người mà có bài thuốc hỗ trợ phù hợp để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG LÁ CHÂN VỊT CHỮA THỦY ĐẬU TẠI NHÀ

Hiện nay, có nhiều cách sử dụng lá chân vịt để điều trị thủy đậu. Cụ thể:

Tắm lá chân vịt chữa thủy đậu

Sử dụng lá chân vịt để tắm được áp dụng khi các nốt thủy đậu bị bầm tím và cơ thể phát sốt. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: lá chân vịt, lá dâu tằm, lá mùi mác, cỏ nhọ nồi, cây nọc rắn, măng lau, thanh hao, rau má mỗi thứ một nắm.
  • Lấy tất cả nguyên liệu trên rửa sạch, ngâm với nước muối để loại bỏ chất bẩn rồi vớt ra để ráo nước.
  • Tiếp đó cho vào cối giã nát, thêm ít nước để lọc lấy nước cốt bỏ phần bã.
  • Sau khi tắm vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì dùng các nguyên liệu đã chuẩn bị lau khắp người nhất là vùng da thủy đậu.
  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Cách dùng cỏ chân vịt khi mụn nước mới nổi

Thực tế, theo kinh nghiệm dân gian, cỏ chân vịt không dùng làm nước tắm mà chủ yếu được phơi khô, tán nhỏ rồi rắc lên vùng da bị thủy đậu.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 60g cỏ chân vịt tươi, 400ml nước.
  • Cỏ chân vịt chỉ lấy thân và lá cắt bỏ rễ và hoa rồi mang đi rửa sạch, để ráo nước, phơi dưới ánh nắng hoặc sấy cho khô.
  • Trước tiên, lấy 30g cỏ chân vịt đun sôi với 400ml nước, thấy còn 100ml thì tắt bếp, chia làm 2 phần uống trong ngày.
  • 30g cỏ chân vịt còn lại đốt thành than, tán nhỏ ra bột nhuyễn và rắc lên vùng da thủy đậu, thực hiện 1 lần/ngày.
  • Áp dụng cách làm này liên tục 5 – 7 ngày sẽ cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời, các nốt thủy đậu cũng nhanh khô, đóng vảy, bong tróc hơn mà không để lại sẹo.

Cách dùng cỏ chân vịt khi các nốt thủy đậu đã vỡ

Để giúp các tổn thương nhanh lành và không để lại sẹo khi các ban thủy đậu vỡ ra, bạn có thể dùng cỏ chân vịt kết hợp với lá kinh giới, nghệ vàng tươi.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 ít lá kinh giới, 1 ít cỏ chân vịt và 1 củ nghệ vàng tươi.
  • Nghệ rửa sạch, bỏ vỏ, giã nát cho vào một miếng vải sạch vắt lấy nước để thoa lên vùng mụn nước bị vỡ.
  • Lá kinh giới đem đun sôi với nước, sau khi thoa nghệ 30 phút thì lấy nước này rửa lại vùng da đã thoa nghệ.
  • Cỏ chân vịt đốt khô, tán nhuyễn rồi rắc lên vùng da bị tổn thương do thủy đậu.
  • Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày sẽ thấy các nốt thủy đậu nhanh chóng khô lại và đóng vảy.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

CẦN LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG CỎ CHÂN VỊT CHỮA THỦY ĐẬU

Trong quá trình sử dụng cỏ chân vịt để chữa thủy đậu, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nếu sau 2 – 3 ngày sử dụng mà không thấy kết quả hoặc da xuất hiện các phản ứng dị ứng như ngứa, rát thì nên ngưng sử dụng. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn là người có cơ địa không phù hợp để dùng loại cỏ này.
  • Phối hợp duy trì sử dụng thuốc uống, thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối phải kiêng gãi để tránh gây bội nhiễm, nên được nghỉ ngơi ở khu vực riêng thoáng mát, sạch sẽ.
  • Nếu thấy người bệnh độ nhiệt sốt cao, chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng, các ban thủy đậu mọc dày hơn thì nên lập tức đưa đi khám ngay.
  • Tắm bằng nước ấm pha muối loãng, lau người sạch sẽ nhẹ nhàng để tránh làm vỡ các mụn nước.

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh có thể sử dụng cỏ chân vịt để tắm, rắc lên các mụn nước nhằm giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, cỏ chân vịt cũng như các biện pháp dân gian khác chỉ đóng vai trò làm sạch da, hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh.

Người bệnh thủy đậu tắm lá chân vịt để điều trị là một cách làm tốt. Tuy nhiên không nên chỉ sử dụng biện pháp này để chữa bệnh mà phải tiêu diệt được virus trong cơ thể và các vi khuẩn trên da. Do đo, cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và tắm lá chân vịt để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, chỉ sử dụng khi chắc chắn cỏ được hái từ khu vực sạch sẽ, không nhiễm hóa chất độc hại hay bị phun thuốc trừ sâu…

Tóm lại, thủy đậu tắm lá chân vịt là một biện pháp có thể áp dụng tuy nhiên cần thực hiện đúng cách và phải kết hợp với dùng thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, tuyệt đối không nên áp dụng phương pháp này cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *