Y sĩ YHCT Sài Gòn hướng dẫn chữa bệnh ghẻ nước hiệu quả

Để điều trị bệnh ghẻ nước hiệu quả nhất, ngoài dùng thuôc tây bạn có thể áp dụng một trong các biện pháp sau đây theo hướng dẫn từ các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn

Bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước

THÔNG TIN VỀ BỆNH GHẺ NƯỚC

Bệnh ghẻ nước là một trong những bệnh ngoài da phổ biến. Nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ ngứa là do ghẻ cái xâm nhập vào da, sinh sôi và phát triển ở trên và trong da. Bên cạnh đó còn do môi trường sống không được đảm bảo, quá nhiều bụi bẩn, nấm mốc. Bệnh hay xuất hiện ở những người lười vệ sinh cá nhân.

Ở giai đoạn ban đầu

Ngứa là biểu hiện chính và đầu tiên, khiến cho bệnh nhân không thể chịu được và phải đi khám bệnh. Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi lây bệnh 1 tuần. Ban ngày ngứa ít, ban đêm ngứa nhiều hơn do ghẻ cái ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc bệnh dễ lây truyền nhất, gãi nhiều khiến ghẻ vương vãi ra quần áo, giường chiếu. Khi trời nóng, lao động hoặc chơi thể thao ngứa nhiều hơn.

Nếu không có cách chữa trị bệnh ghẻ nước sớm thì mụn nước sẽ ngày càng lan rộng, mọc nhiều ở những khu vực da mỏng, có nếp gấp như kẽ tay, lằn chỉ tạy, khu vực thắt lưng, cạp quần, bẹn, đùi cơ quan sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Ở những trẻ em dưới 2 tuổi, có thể bị ghẻ có thể bị toàn thân.

Ở giai đoạn về sau

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nếu ở những giai đoạn sau, khi các tổn thương xuất hiện đầy đủ. Bạn sẽ thấy những triệu chứng bệnh ghẻ như:

  • Ở những vết tổn thương, mụn nước sẽ mọc ở những vị trí đặc hiệu như kể ở trên. Bạn sẽ thấy trên da nổi những đường hanh ngoằn ngoèo, hình chữa chi, màu trắng xám, có độ dài khoảng vài mm, không liên quan đến lớp biểu bì.
  • Ghẻ cái sẽ kí sinh trong những hang trên da. Trên bề mặt da xuất hiện những vết gãi, vết xước, vết trợt có vẩy hoặc thành sẹo sẫm màu. Nếu dùng kính lúp soi, bắt được ghẻ cái, nạo luống ghẻ, mụn nước..

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, khi bị bệnh ghẻ nếu không có cách trị ghẻ nước có thể gây ra một số biến chứng có thể là ghẻ nhiễm khuẩn sẽ thấy mụn mủ xuất hiện, ghẻ viêm da hóa với biểu hiện sẽ thấy những đám viêm da đỏ có đường kính từ 15 – 20cm đường kính, cùng với đó là những mụn nước, vết trợt, khô hoặc chảy dịch, ngứa. Những đám viêm da này lâu ngày sẽ là nguyên nhân bị eczema, nguy hiểm nhất ghẻ nhiễm khuẩn có thể dẫn đến viêm cầu thận

ĐIỀU TRỊ GHẺ NƯỚC BẰNG BIỆN PHÁP DÂN GIAN?

Dùng lá trầu không

Cách thứ nhất: Ở thời kì mụn nước trên da vỡ ra, bạn lấy 3 – 4 lá trầu không rửa sạch rồi cắt thật nhỏ để tinh dầu trong lá tiết ra nhiều hơn sau đó cho vào chậu rồi đổ nước sôi vào hãm 20 phút và dùng nước này rửa thật sạch vùng da bị ghẻ nước, có thể lấy bã lá chà xát nhẹ nhàng lên vết thương trong lúc rửa để lá trầu được phát huy công dụng hơn. Cuối cùng, dùng khăn mềm lau lại cho khô và sạch. Cách chữa bệnh ghẻ nước dân gian này đơn giản nhưng lại giúp bạn tránh được viêm nhiễm hoặc tạo mủ.

Cách thứ hai: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm cùng nước muối rồi cho vào nồi, đổ ngập nước, đun sôi và cho thêm một ít muối hạt vào nấu sôi lại sau đó tắt bếp. Bạn đợi cho nước còn âm ấm thì dùng để vệ sinh vùng da bị ghẻ nước, mỗi ngày 2 lần.

Chữa bệnh ghẻ nước bằng lá trầu không tương đối an toàn nhưng bạn cần kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng 4 – 7 ngày mới giảm được triệu chứng ngứa ngáy.

Dùng lá bạch đàn

Lá bạch đàn có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên giúp tiêu diệt kí sinh trùng cái ghẻ nên chữa bệnh ghẻ nước rất tốt. Khi bị ghẻ nước, bạn chỉ cần lấy lá bạch đàn loại lá kim nhỏ đem sắc thật đặc rồi dùng để tắm hoặc rửa vùng da bị ghẻ, vừa tắm rửa vừa dùng bã chà xát xung quanh khu vực đó.

Dùng lá mướp

Cách chữa trị bệnh ghẻ nước bằng lá này rất phổ biến trong dân gian vì có chứa chất sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn. Nếu thắc mắc chữa bệnh ghẻ nước như thế nào với lá mướp bạn hãy làm theo cách sau: đầu tiên đem rửa sạch 4 – 5 lá mướp sau đó cho vào giã cùng chút muối và chà xát trực tiếp lên vùng da bị ghẻ nước, để yên 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Cứ làm liên tục như vậy nhiều lần sẽ loại bỏ được ký sinh trùng cái ghẻ.

Ngoài viết điều trị bằng dân gian, hiện nay thuốc chữa bệnh ghẻ nước có một số loại thuốc phổ biến như thuốc D.E.P, Ivermectin, Benzyl benzoat, Lindane, Crotamiton, Permethrin… trong đó thuốc Permethrin được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất vì nó có tác dụng tốt và ít tác dụng phụ. Các loại thuốc trị ghẻ này chủ yếu có dạng dung dịch, kem, thuốc mỡ, thuốc xịt hoặc thuốc uống nhưng nhất thiết phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và hướng dẫn sử dụng chứ tuyệt đối không được tự ý dùng bữa bãi để tránh những tác dụng phụ không tốt cho da.

Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

CẦN LƯU Ý GÌ KHI THỨC HIỆN CÁCH CHỮA TRỊ GHẺ NƯỚC?

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, trong quá trình chữa bệnh ghẻ nước, để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ:

  • Sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tắm xong lau khô trước khi bôi hay xịt các loại thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Dùng thuốc liên tục trong 1 đến 2 tuần. Ngày 2- 3 lần theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Quần áo, giướng chiếu,… giặt tẩy thật sạch sau đó ngâm qua nước sôi, phơi nắng cho thật khô, là ủi trước khi mặc
  • Không dùng chung quần áo, khăn mặt và các vật dụng khác
  • Điều trị ghẻ ngứa cho tất cả mọi người bị lây nhiễm trong gia đình, sống chung

Cách trị ghẻ nước nên điều trị kết hợp từ ngoài vào trong, cái ghẻ ẩn nấp trong lớp hạ bì, nên dùng phương pháp hỗ trợ chữa trị bằng sự xâm nhập của thuốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *