Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn cách dùng lá bạc hà trị ho

Lá bạc hà có hương vị the mát, có tính sát khuẩn cao nên được xem như một vị thuốc chữa bệnh. Nếu bị ho, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị vì mang lại hiệu quả rất cao

Dùng lá bạc hà trị ho
Dùng lá bạc hà trị ho

Bài viết này các thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ hướng dẫn bạn đọc cách dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả nhất!

TÁC DỤNG CỦA LÁ BẠC HÀ ĐỐI VỚI CHỨNG HO?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạc hà là một loại cây thân thảo, có mùi thơm đặc trưng, vị the mát. Tại Việt Nam, cây bạc hà mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi.

Có hai loại bạc hà, đó là Bạc hà Á (Mentha arvensis L.) và Bạc hà Âu (Mentha piperita L.). Nhìn chung, chúng không khác biệt nhau nhiều về tính chất hóa học. Hai loại bạc hà này chỉ khác nhau đôi chỗ về hình dáng.

Cây bạc hà là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh, trong đó có bệnh ho. Bạc hà có một số công dụng đối với chứng ho như sau:

  • Kháng khuẩn;
  • Giảm đau;
  • Sát khuẩn;
  • Hỗ trợ tiêu hóa;
  • Thông mũi.

Ho là một triệu chứng của bệnh viêm họng, cảm. Nguyên nhân gây ra cảm, viêm họng là do virus tấn công cơ thể gây bệnh. Các vi khuẩn sẽ gây ra những viêm nhiễm, từ đó gây ho, đau rát họng, sổ mũi,… Chính nhờ những tác dụng như giảm đau, sát khuẩn, kháng khuẩn,… lá bạc hà rất thích hợp để điều trị ho.

CÁC BÀI THUỐC DÙNG LÁ BẠC HÀ TRỊ HO?

Bài thuốc thứ nhất

Chuẩn bị: Một ít lá bạc hà tươi, chanh, đường phèn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Nấu đường phèn với một ít nước để đường tan ra.
  • Bước 2: Rửa sạch lá bạc hà, để ráo nước. Sau khi nước đường sôi, cho lá bạc hà vào nồi đun cùng.
  • Bước 3: Vắt nước cốt chanh ra một bát nhỏ. Khi nước chuyển sang màu xanh, cho nước cốt chanh vào nồi. Nấu cho đến khi hỗn hợp cô đặc lại.
  • Bước 4: Để dung dịch nguội, cho vào lọ thủy tinh. Bảo quản sirô trong ngăn mát tủ lạnh, để dành dùng dần.

Cả chanh và bạc hà đều có tác dụng sát trùng cổ họng. Bạc hà giúp thông cổ, mát họng. Người bị ho có thể uống sirô chanh bạc hà để sát khuẩn, cải thiện chứng ho.

Bài thuốc thứ hai

Chuẩn bị:

  • 6g lá bạc hà;
  • 4g bạch chỉ;
  • 5g phòng phong;
  • 6g hành hoa;
  • 6g kinh giới.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa các nguyên liệu với nước cho sạch đất bụi, thuốc trừ sâu trước khi chế biến.
  • Bước 2: Nấu nước sôi, hãm các nguyên liệu.
  • Bước 3: Uống nước thuốc khi còn ấm nóng.
  • Bước 4: Đắp chăn kín, nằm nghỉ ngơi.

Bài thuốc thứ ba

Chuẩn bị:

  • 5g lá bạc hà;
  • 10g cam thảo;
  • 10g cát cánh;
  • 10g huyền sâm;
  • 10g ngưu bàng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa các lá cây với nước trước khi chế biến.
  • Bước 2: Sắc các bị thuốc với nước.
  • Uống thuốc để cải thiện chứng ho, đau họng.

Bài thuốc thứ tư

Chuẩn bị:

  • 5g lá bạc hà;
  • 10g hoa cúc vàng;
  • 7g kinh giới;
  • 10g hạt quan âm;
  • 15g kim ngân hoa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà và để cho ráo nước trước khi chế biến.
  • Bước 2: Sắc lá bạc hà với các nguyên liệu còn lại.
  • Bước 3: Uống bài thuốc khi còn ấm nóng.

Bài thuốc này có công dụng chữa trị ho do cảm cúm, điều trị được cả chứng đau đầu, sổ mũi.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y học cổ truyền

CẦN LƯU Ý GÌ KHI DÙNG LÁ BẠC HÀ TRỊ HO?

Cũng theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, khi áp dụng những bài thuốc từ lá bạc hà để trị ho, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Cần có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng các bài thuốc.
  • Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ, bạn có thể đã gặp phải những tác dụng phụ của dược liệu hoặc dị ứng với dược liệu. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và nhận được một số lời khuyên xử lý.
  • Không nên tự ý bỏ thuốc Tây trong quá trình cải thiện chứng ho bằng lá bạc hà.
  • Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi dùng các bài thuốc từ lá bạc hà. Lá bạc hà có một tác dụng phụ đó là giảm tiết sữa.

Ngoài ra, bạn cũng cần thận trọng khi áp dụng các cách chữa ho bằng lá bạc hà cho người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ.