Y Học Cổ Tryền Bài Thuốc Tiêu Thực Đạo Trệ

Trong Y học cổ truyền bài thuốc tiêu thực đạo trệ dùng để điều trị các trường hợp người bệnh trên lâm sàng: Bụng đầy trướng, ăn khó tiêu, không muôn ăn, bụng đau hoặc có the đại tiện nhão nát, phân sống…

Bài thuốc tiêu thực đạo trệ

Những triệu chứng trên đó là biểu hiện tình trạng bệnh lý thực tích đình ngưng. Trong các bài thuốc này người ta thường sử dụng các vị thuôb như: Mạch nha, Cốc nha, Thần khúc, Sơn tra, Sa nhân… làm chủ dược các bài thuốc.

Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc tiêu thực đạo trệ

Bài thuốc: Bảo hòa hoàn (Đan Khê tâm pháp)

Cấu trúc bài thuốc: Sơn tra 180g, Thần khúc 60g, Liên kiêu 30 g, Lai phục tử 30g, Bán hạ chế 90g, Phục linh 90g, Trần bì 30g.

Cách dùng: Tất cả các vị tán bột làm hoàn, mỗi lần uống từ 5 -lOg, mỗi ngày uông 2 lần vổi nước ấm. Hiện nay có thề dùng dưới dạng thang sắc vổi liều lượng thích hợp, mỗi ngày uôhg 1 thang, chia 2 lần.

Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn bài thuốc có công dụng tiêu thực, hoà vị.

Chỉ định: Chứng thực tích, biểu hiện trên lâm sàng bụng đầy tức hay đau trưóng, ợ hơi, ợ ra mùi thức ăn, đại tiện bị rối loạn, rêu lưỡi nhiều cáu bẩn nhờn hay vàng nhờn, mạch hoạt.

Bài thuốc: Chỉ Truật Hoàn (Tỳ vị luận, dẫn phương của Trương Nguyên Tố)

Cấu trúc bài thuốc: Chỉ thực (sao giòn) 40g, Bạch truật 80g.

Cách dùng: Ngừdi xưa tán bột mịn, làm hoàn hồ. Mỗi lần uổhg từ 8- 12g. uống vdi nước ấm. Mỗi ngày uõng 2 lần. Nay điều chĩnh liều thích hợp, làm thành thang sắc uống. Mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần.

Tác dung: Kiện tỳ, tiêu bĩ.

Chỉ định. Tỳ hư khí trệ ẩm thực đình ngưng. Trên lâm sàng thấy ngực, bụng đầy tức trướng, rêu lưỡi trắng, mạch hư, đại tiện hoặc nát hoặc không thông.

 

Đào tạo Y học cổ truyền
Đào tạo Y học cổ truyền

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *