Y Học Cổ Truyền Bài Thuốc Thẩm Thấp Lợi Thủy

Trong Y học cổ truyền thủy thấp khi đinh ngưng ở bên trong cơ thể, chủ yếu biểu hiện trên lâm sàng đi tiểu ít và phù.

Bài thuốc thẩm thấp lợi thủy

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do bởi: Bàng quang mất khả năng khí hoá, không có thể lợi thuỷ được, hay dương khí của tỳ thận hư nhược không có thể hoá khí hành thuỷ. Thuỷ thấp do vậy sinh ra ỏ bên trong, thậm chí ngưng lại mà thành thuỷ thũng (Phù).

Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc thấp lợi thủy

Bài thuốc: Ngũ Linh Tán (Thương hàn luận)

Cấu trúc bài thuốc: Bạch truật  8g, Quế chi (Nhục quế) 4g, Trư linh 12g, Trạch tả  12g, Phục linh  12g .

Cách dùng:  Nguyên bài thuốc dùng dưới dạng tán bột. Nay thường dùng dưới dạng thang sắc. Mỗi ngày uông 1 thang chia 2 lần. Nếu dùng dưới dạng tán bột, mỗi lần uống 8-12g mỗi ngày uôhg 2 lần. Uôhg lúc đói, cùng vối nước ấm.

Tác dụng:  Thông dương, hoá khí, lợi thuỷ, thẩm thấp.

Chỉ định: Thuỷ thấp đình ngưng ở bên trong, đi tiểu ít, phù. Rêu lưỡi hoạt nhuận, hoặc kiêm có ngực đầy tức, khát thích uôíhg nưốc, nhưng uống vào lại nôn ra.

Bài thuốc: Ngũ Bì Ẩm (Hoa thị trung tàng kinh)

Cấu trúc bài thuốc: Tang bạch bì  16g,  Trần bì  8g, Sinh khương bì  12g,   Đại phúc bì  8g, Phục linh bì  12g.

Cách dùng:  Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần.

Tác dụng:  Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn bài thuốc có công dụng lý khí, kiện tỳ, hoá thấp, lợi thuỷ, tiêu thũng.

Chỉ định:  Toàn thân phù, ngực bụng đầy chướng, đi tiểu ít.

Đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn
Đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn