Y Học Cổ Truyền – Bài Thuốc Ôn Trung Trừ Hàn

Trong Y học cổ truyền các bài thuôc ôn trung trừ hàn thường Chỉ định điểu trị chứng tỳ vị hư hàn do tỳ vị thuộc về trung tiêu và chủ về vận hoá.

Bài thuốc ôn trung trừ hàn

Các vị thuốc thương dùng như: Can khương, Ngô thù, Xuyên tiêu… kết hdp với các vị thuốc kiện tỳ, bổ khí…

Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc ôn trung trừ hàn

Bài Thuốc: Tiểu kiến trung thang (Thương hàn luận)

Cấu trúc bài thuốc: Quế chi 8g, Bạch thược 16g, Chích cam thảo 4g, Sinh khương 3 lát,

Đại táo 5 quả, Di đường 35-70g.

Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uôhg ngày 1 thang, chia 2 lần.

Tác dung: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có tác dụng ôn dưỡng tỳ vị, thông dương khí, hoà dinh huyết.

Chỉ đinh: Tỳ vị hư hàn dẫn đến vị quản thống xoa ấm thì giảm hoặc tâm quí hư phiền không yên.

Bài Thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận)

Cấu trúc bài thuốc: Nhân sâm (Đẩng sâm) 8-16g, Bạch truật 8’16g, Can khương 4-8g, Chích cam thảo 4-8g.

Cách dùng: Trước thương dùng dưới dạng hoàn tễ vói nhũng vị thuốc sao ròn, tán nhỏ thành bột, hoà vổi luỢng mật ong vừa đủ để làm hoàn. Nay dùng dưới dạng thang sắc, mỗi ngày uống 1 thang, chia 2 lần.

Tác dụng: Ôn trung, trừ hàn, kiện tỳ, bố’ khí.

Chỉ định: Chứng tỳ vị hư hàn. Ngừơi bệnh thường đau bụng, đại tiện phân lỏng nát, nôn mửa, ăn kém. Miệng không khát, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế trì hoãn.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn