Trường Dược Sài Gòn chỉ ra những điều cần biết của bệnh cảm cúm

Cảm cúm là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa, thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên với người già, trẻ em và người có hệ miễn dịch yếu có thể gây tử vong

Cảm cúm là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa và điều trị
Cảm cúm là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa và điều trị

NHỮNG AI DỄ MẮC BỆNH CẢM CÚM?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm bao gồm:

  • Tuổi nhỏ hay cao tuổi: Dưới 5 tuổi hay trên 65 tuổi.
  • Phụ nữ đang có thai.
  • Mắc bệnh mạn tính kéo dài: bệnh hô hấp như hen, COPD, bệnh tim mạch như suy tim, bệnh gan, bệnh đái tháo đường…
  • Trẻ vị thành niên sử dụng aspirin kéo dài.

Nếu không được điều trị đúng cách, cảm cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm thanh khí phế quản cấp, biến chứng tim mạch, thần kinh….

NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA CÚM (CẢM CÚM) LÀ GÌ?

Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ra đột ngột và bắt đầu 24 – 48 giờ sau khi tiếp xúc với virus cúm. Các triệu chứng nặng thường kéo dài 3-5 ngày. Bao gồm:

  • Sốt cao (40°C);
  • Ớn lạnh;
  • Ho;
  • Hắt hơi;
  • Sổ mũi;
  • Đau họng;
  • Đau cơ;
  • Đau đầu;
  • Cảm thấy yếu hoặc mệt mỏi;
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng;
  • Dạ dày khó chịu (xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn);

Đặc biệt, khi cảm cúm sẽ ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 6 tuần.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÚM (CẢM CÚM) LÀ GÌ?

Những triệu chứng gây ra bệnh cảm cúm là:

  • Virus cúm, virus này được phân loại theo loại A, B và C.
  • Nguy cơ nhiễm virus cúm khi hít vào các giọt nhỏ chất dịch mà người bệnh ho hoặc hắt hơi vào không khí, hoặc do tiếp xúc với vật mà người mắc bệnh đã chạm vào.

Ngoài ra, một số chủng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật như gia cầm, chim, heo… bị nhiễm bệnh khi chúng ta tiếp xúc với chúng hoặc ăn thức ăn làm từ chúng.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo những thế hệ sinh viên rất tốt
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo những thế hệ sinh viên rất tốt

BỆNH CẢM CÚM ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP NÀO?

Theo các Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết những phương pháp điều trị bệnh cảm cúm như sau:

  • Thông thường, chỉ cần nghỉ ngơi và uống đủ nước là có thể khỏi bệnh.
  • Có thể dùng các loại thuốc cảm cúm giúp làm giảm các triệu chứng như Paracetamol và Ibuprofen để giảm sốt, siro ho và thuốc thông mũi. Tuy nhiên, không được dùng aspirin.
  • Có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng miếng dán nóng có thể làm giảm đau cơ. Máy phun sương có thể làm giảm tiết nước bọt và súc miệng bằng nước muối ấm hay nước súc miệng có thể làm giảm đau họng.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus cho những người bị cúm nặng hoặc có nguy cơ bị biến chứng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH CẢM CÚM?

Cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất là tiêm vaccine cúm; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Tăng cường dinh dưỡng và tập luyện thể thao…

Những lưu ý về vắc xin cúm

  • Là biện pháp chính để phòng ngừa và tránh các biến chứng nặng của cảm cúm
  • Hiệu quả phòng bệnh bắt đầu khoảng 2 tới 3 tuần sau khi tiêm
  • Thời gian bảo vệ khoảng 6 tới 12 tháng sau tiêm, do vậy cần tiêm nhắc lại mỗi năm để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

Những ai nên tiêm ngừa cảm cúm?

Phụ nữ đang mang thai
• Trẻ em, từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi
• Người già, > 65 tuổi
• Người hiện đang mắc các bệnh mạn tính: đái tháo đường, hen, COPD, HIV…
• Nhân viên y tế.
Cảm cúm là bệnh lây truyền có biểu hiện đa dạng, từ nhẹ đến nặng có thể gây tử vong. Đôi khi bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường, do vậy cần phân biệt để theo dõi và điều trị bệnh phù hợp.