Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp điều trị chứng ăn không tiêu

Ăn không tiêu là triệu chứng của rối loạn đường tiêu hóa. Người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm, tránh để chứng ăn không tiêu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Chứng ăn không tiêu
Chứng ăn không tiêu

Theo dõi bài viết sau đây để được các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn thông tin về chứng ăn không tiêu!

THÔNG TIN HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU

Ăn không tiêu hay còn gọi khó tiêu là tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đầy bụng, ợ hơi, khó chịu ở vùng bụng hoặc đôi khi xuất hiện những cơn đau bụng nhẹ. Thông thường, những biểu hiện này thường xuất hiện sau khi ăn.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có khoảng 25% dân số phải đối mặt với triệu chứng ăn không tiêu. Mặc dù là triệu chứng không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau đó vài giờ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, rất có thể người bệnh đang mắc phải căn bệnh nào đó liên quan đến đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan, cần thăm khám và điều trị sớm. Bởi việc chữa trị chậm trễ sẽ khiến bệnh chuyển nặng, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người mắc phải.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ăn không tiêu và triệu chứng bệnh này có thể liên quan đến các yếu tố bệnh lý như:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản khiến lớp niêm mạc thực quản và họng bị bào mòn dẫn đến viêm
  • Bệnh loét dạ dày
  • Ung thư dạ dày
  • Viêm dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc các yếu tố khác gây nên
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Béo phì

Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do các nguyên nhân dưới đây:

  • Thói quen ăn uống: Ăn quá nhanh, ăn không nhai kỹ hoặc vừa ăn vừa nói chuyện sẽ gây nuốt nhiều không khí khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm gây khó tiêu. Hơn nữa, việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa chất béo sẽ khiến dạ dày quá tải và gây khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn
  • Không dung nạp lactose: Ăn không tiêu cũng có thể là do hệ tiêu hóa của người bệnh không dung nạp được đường lactose chứa trong sữa
  • Căng thẳng, stress: Tâm trạng bất ổn định, thường xuyên bị stress và căng thẳng sẽ khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ăn không tiêu
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây: Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh mà không bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó, gây nên hiện tượng đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu. Một số loại thuốc có thể gây chứng ăn không tiêu ở người bệnh như thuốc giảm đau, chống viêm aspirin, thuốc chứa nitrat, thuốc steroid, thuốc tuyến giáp, thuốc tránh thai,..

Triệu chứng thường gặp

Người bệnh có thể gặp phải một vài triệu chứng ăn không tiêu điển hình như:

  • Đầy hơi
  • Đau bụng nhe
  • Hơi buồn nôn
  • Cảm giác bỏng và đau rát ở dạ dày
  • Ợ hơi
  • Ợ chua
  • Cảm thấy no sau khi ăn một bữa ăn bình thường

Ngoài các triệu chứng này ra, bệnh nhân có thể gặp một vài biểu hiện khác. Điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các dấu hiệu của ăn không tiêu để biết cách kiểm soát triệu chứng hiệu quả.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược trình độ chuyên sâu

PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĂN KHÔNG TIÊU HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng ăn không tiêu ngay tại nhà bằng các biện pháp dưới đây:

Sử dụng thuốc Tây

Bệnh nhân có thể sử dụng một số nhóm thuốc sau để kiểm soát triệu chứng ăn không tiêu:

  • Thuốc chống đầy hơi: Bao gồm thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole, omeprazol hoặc thuốc H2,… Những loại thuốc này có tác dụng đẩy hơi trong dạ dày ra ngoài, giúp giải quyết vấn đề tích khi trong dạ dày. Từ đó giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm thiểu triệu chứng đầy hơi do khó tiêu gây nên
  • Thuốc tiêu hóa: Giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, ngằn ngừa khó tiêu. Một số loại thuốc tiêu hóa thường dùng điều trị ăn không tiêu như Alipase, Neopeptin và Festal,…
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Thuốc có tác dụng làm tăng trương lực dạ dày, giúp co bóp và đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Người bệnh có thể dùng thuốc điều hòa co bóp dạ dày như Metoclopramid hoặc Domperidon

Sử dụng thuốc Nam

Bạc hà: Bài thuốc Nam chữa ăn không tiêu từ lá bạc hà từ lâu đã được nhiều người bệnh áp dụng. Bởi trong tinh dầu bạc hà chứa nhiều dưỡng chất không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà còn kích thích đường ruột, làm tan khí, giúp cải thiện tình trạng khó tiêu ngay tại nhà. Rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần hái vài lá bạc hà đem rửa sạch và nhai sống. Hoặc cũng có thể đun sôi nước và cho lá bạc hà vào hãm trong vòng 5 phút. Cuối cùng thêm một ít mật ong và uống mỗi ngày

Gừng: Tinh dầu chiết xuất từ gừng hoặc củ gừng thường được thêm vào trong nhiều chế phẩm thực phẩm bởi chúng mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe. Người bệnh chỉ cần thái vài lát gừng cho vào cốc nước sôi và hãm 5 phút. Sau đó thêm vào một muỗng mật ong và vài lát chanh, khuấy tan và uống nóng sẽ giúp hỗ trợ điều trị triệu chứng khó tiêu hoặc nóng trong ruột

Quế: Ngoài dùng gừng và lá bạc hà, bệnh nhân có thể dùng quế để cải thiện triệu chứng ăn không tiêu. Người bệnh chỉ cân sử dụng 1/2 thìa cà phê bột quế và 1/2 thìa cà phê mật ong cho vào cốc nước ấm, hòa tan và uống. Các hoạt chất chứa trong quế có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và xoa bóp dạ dày giúp giảm triệu chứng đầu hơi, ợ chua và ăn không tiêu