Tìm hiểu nguyên nhân biện pháp chẩn đoán điều trị bệnh cúm

Cúm là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do virus gây ra, hầu hết bệnh nhân mắc cúm sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, cúm và các biến chứng cũng có thể gây tử vong

Cúm là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do virus gây ra
Cúm là một bệnh truyền nhiễm khá phổ biến do virus gây ra

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh cúm

THÔNG TIN VỀ BỆNH CÚM

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh cúm là do virus cúm (hay Influenza virus). Virus cúm liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Lớp vỏ của virus có bản chất là glycoprotein gồm 2 loại kháng nguyên là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H có 15 loại và kháng nguyên trung hoà N có 9 loại, tổ hợp khác nhau tạo nên các phân týp của virus cúm A.

Trong quá trình lưu hành, kháng nguyên H và N luôn biến đổi, nhất là kháng nguyên H có thể gây thành dịch trên toàn cầu.

Triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm:

  • Sốt trên 38oC
  • Đau cơ bắp
  • Ớn lạnh
  • Đau đầu
  • Ho khan
  • Mệt mỏi
  • Nghẹt mũi
  • Viêm họng

Đường lây truyền

Virus cúm tồn tại trong không khí trong các giọt nước do bệnh nhân cúm phát ra khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Người khác có thể hít trực tiếp các giọt chứa virus hoặc có thể nhiễm virus do chạm vào các đồ vật dính virus trên bề mặt như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, sau đó đưa tay lên dụi mắt, mũi hoặc miệng, từ đó người khỏe mạnh bị nhiễm bệnh cúm.

Đối tượng nguy cơ

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác: Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
  • Điều kiện sống và làm việc: Những người sống hoặc làm việc ở nơi đông người như viện dưỡng lão, doanh trại quân đội,… có nhiều khả năng mắc bệnh cúm.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: các phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và nhiễm HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân làm cho cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu, dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
  • Một số bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
  • Mang thai: phụ nữ mang thai có nhiều khả năng tiến triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng cuối của thai kỳ.
  • Béo phì (BMI > 40).
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng

CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM

Chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ tiến hành khám thực thể để phát hiện các triệu chứng của bệnh cúm và có thể yêu cầu xét nghiệm để phát hiện virus cúm. Xét nghiệm thường được sử dụng nhất là xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên để tìm kiếm kháng nguyên của bệnh cúm trên mẫu bệnh phẩm được lấy từ mũi hoặc họng của bệnh nhân.

Các xét nghiệm này có thể cung cấp kết quả rất nhanh trong khoảng 15 phút. Tuy nhiên, các kết quả thường rất khác nhau và không phải lúc nào cũng chính xác. Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, mặc dù có thể kết quả xét nghiệm âm tính.

Điều trị bệnh

Sử dụng thuốc: Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị bệnh.

Theo bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc một loại thuốc chống virus như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng bệnh nhanh hơn và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm lại các cơn đau do cúm gây ra.

Uống nhiều chất lỏng như nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước do sốt. Đồng thời càn nghỉ ngơi, ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus.

Phòng ngừa bệnh

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm đối với tất cả các đối tượng từ 6 tháng tuổi trở lên. Vaccin cúm giúp bảo vệ người được tiêm phòng khỏi ba hoặc bốn loại virus cúm phổ biến nhất lưu hành trong mùa cúm. Hiện nay, ngoài dạng tiêm vaccin cúm đã có loại xịt mũi. Tuy nhiên, loại xịt mũi chưa được khuyến cáo cho một số đối tượng thuộc nhóm phụ nữ mang thai, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi bị hen suyễn hoặc thở khò khè và những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch.

Vaccin phòng ngừa cúm thực tế không hiệu quả 100%, do đó điều quan trọng là cần phải thực hiện các biện pháp giảm sự lây lan của nhiễm trùng:

  • Rửa tay: Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách rất hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường. Có thể sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn nếu như không có sẵn xà phòng và nước.
  • Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, bệnh nhân nên ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.
  • Tránh xa đám đông: Bệnh cúm rất dễ lây lan bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng, nên tránh những nơi đông người khi mùa cúm vào cao điểm.

Trên đây là những thông tin về bệnh cúm, được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ cụ thể nhất đến bạn đọc