Tìm hiểu giai đoạn nốt thủy đậu đóng vảy từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Bệnh thủy đậu không chỉ khiến người bệnh đau nhức khó chịu mà có còn gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh, bởi thế nắm rõ những giai đoạn của bệnh là điều rất quan trọng

Giai đoạn nốt thủy đậu đóng
Giai đoạn nốt thủy đậu đóng

NỐT THỦY ĐẬU ĐÓNG VẢY NẰM Ở GIAI ĐOẠN NÀO CỦA BỆNH THỦY ĐẬU?

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khi nốt thủy đậu đã đóng vảy hoàn toàn là dấu hiệu cho thấy bệnh thủy đậu đã ở giai đoạn hồi phục. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà bệnh sẽ có những thời kỳ phát triển khác nhau. Thông thường, phải từ 7 đến 21 ngày bệnh thủy đậu mới xuất hiện những triệu chứng cụ thể và mất thêm 7 đến 10 ngày cơ thể mới hoàn toàn bình phục.

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu mà người bệnh phải trải qua là:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thường kéo dài 10 – 15 ngày tùy thuộc vào từng đối tượng và hệ miễn dịch mỗi người. Ở thời kỳ cuối của giai đoạn này, người bệnh mới bắt đầu xuất hiện cảm giác mệt mỏi, người nóng râm ran.
  • Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1 – 2 ngày kèm theo các triệu chứng: sốt nhẹ, đau đầu chóng mặt, chán ăn và nổi ban đỏ hồng trên da.
  • Giai đoạn toàn phát: Bắt đầu xuất hiện các ban thủy đậu dạng bỏng nước, sau đó sẽ tự bong tróc và đóng vảy. Triệu chứng này lặp lại liên tục trong một thời gian rồi ngưng hẳn.
  • Giai đoạn bình phục: Kéo dài từ 7 – 10 ngày khi các mụn nước đã đóng vảy hoàn toàn. Với trẻ em, khi các mụn nước bong tróc thường không để lại sẹo trong khi người lớn nếu không được chăm sóc cẩn thận thì nguy cơ để lại sẹo là rất cao.

THỦY ĐẬU ĐÓNG VẢY LÀ BỆNH ĐÃ KHỎI CHƯA?

Biểu hiện của bệnh thủy đậu là các ban mọc lên dưới dạng phỏng nước, các ban tiến triển từ các mụn đỏ thành mụn nước. Khi mụn nước bị vỡ ra làm chảy nước và dịch mủ rồi đóng vảy. Chu kỳ này tự lặp lại liên tục ở các vùng da mới của cơ thể cho đến khi khỏi bệnh. Do vậy, khi các ban thủy đậu có dấu hiệu đóng vẩy thì bạn vẫn chưa thể yên tâm được vì tình trạng nổi mụn nước, vỡ ra và bong tróc có thể tái diễn nhiều lần.

Bên cạnh đó, đây lại là giai đoạn mà bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Các nốt thủy đậu thường mọc thành nhiều đợt, các đợt mụn nước có thể cách nhau từ 2 – 3 ngày. Sau từ 5 – 7 ngày mọc thủy đậu, các mụn nước sẽ tự khô và đóng vảy có màu nâu sẫm. Vảy sẽ tự bong sau một tuần, không để lại các vết thâm sẹo nếu được chăm sóc và kiêng khem cẩn thận.

Nếu sau khi các nốt ban thủy đậu đóng vảy mà da vẫn còn cảm giác đau rát, sưng đỏ kèm theo mủ thì rất có thể người bệnh đã bị bội nhiễm do vi khuẩn. Biện pháp xử lý an toàn và tốt nhất trong giai đoạn này là nhanh chóng thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, kê đơn sử dụng thuốc điều trị.

Khi nào thì bệnh thủy đậu khỏi hoàn toàn và không lây nhiễm?

Cũng theo bác sĩ giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh thủy đậu chỉ không còn nguy cơ lây nhiễm cho đến khi các nốt thủy đậu đã khô và không xuất hiện thêm một mụn nước mới nào. Vì vậy nếu các nốt thủy đậu của bạn khô đi, đóng vảy rồi bắt đầu bong tróc mà không hề xuất hiện thêm mụn nước mới thì bạn có thể yên tâm là bệnh đã khỏi bệnh và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Khi đó, bạn có thể ra ngoài học tập công tác vui chơi bình thường vì bệnh chỉ có nguy cơ lây nhiễm cao trước 1 ngày phát ban đến khi các vảy thủy đậu bong tróc hoàn toàn.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Kỹ thuật viên chăm sóc da uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Kỹ thuật viên chăm sóc da uy tín

CẦN LƯU Ý GÌ KHI CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦY ĐẬU?

Để da không bị để lại sẹo sau khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Đối với trẻ nhỏ, vệ sinh cắt móng tay và cho trẻ mang bao tay nếu cần để tránh gãi, cọ xát làm vỡ các nốt ban và vảy thủy đậu.
  • Để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu, có thể dùng một ít bột yến mạch hoặc baking soda cho vào nước để tắm. Cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm vỡ mụn nước.
  • Trường hợp vô tình làm nốt thủy đậu vỡ thì nên bôi thuốc xanh methylen để giúp các mụn mủ se lại. Tuyệt đối không được bôi tetracyclin, thuốc đỏ hay penicillin.
  • Hãy để các vảy tự rụng, không nên sờ, bóc chúng ra vì dễ gây ra các vết sẹo lõm trên da mặt.
  • Sau khi vảy tróc ra, có thể dùng kem nghệ để bôi. Lưu ý, không nên dùng nghệ tươi hay tinh bột nghệ vì nhựa trong nghệ có thể làm da bị thâm. Sau 3 – 4 ngày thì đắp nghệ tươi bình thường và cần kết hợp kiêng khem trong giai đoạn này để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tóm lại, khi các nốt thủy đậu đóng vảy thì chưa hẳn là đã khỏi bệnh, chỉ khi tình trạng này kéo dài từ 5 – 7 ngày và không nổi thêm các mụn nước mới, người bệnh cũng không còn sốt thì mới là khỏi bệnh. Khi các nốt thủy đậu đóng vảy, khô hoàn toàn không còn chứa dịch mủ có nghĩa là bệnh đã hết nguy cơ lây lan, bạn có thể ra ngoài học tập, làm việc bình thường.