Tìm Hiểu Cách Sử Dụng Thuốc Panadol Extra Từ Dược Sĩ Sài Gòn

Paracetamol là một dược chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt, dược chất này tham gia vào thành phần của thuốc Panadol Extra. Vậy thực sự thuốc Panadol Extra có công dụng gì?

Panadol Extra có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt
Panadol Extra có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt

Hãy theo dõi bài viết này để được các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn bạn đọc chi tiết thông tin vè thuốc panadol extra nhé!

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THUỐC PANADOL EXTRA

Thành phần thuốc

Các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Panadol Extra chứa Paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và Caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của Paracetamol.

Tác dụng thuốc

Panadol Extra có hiệu quả trong điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm:

  • Các chứng đau đầu và đau nửa đầu
  • Đau cơ, đau cơ xương, đau bụng kinh
  • Đau họng trong bệnh viêm họng
  • Dùng làm thuốc hạ sốt và đau sau khi tiêm vắc xin
  • Dùng làm thuốc giảm đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa
  • Dùng khi đau răng và đau do viêm xương khớp.

Liều dùng và cách dùng thuốc

Đối với người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Nên dùng liều 500 mg Paracetamol/ 65 mg Caffeine đến 1000 mg Paracetamol/130 mg Caffeine (1 hoặc 2 viên) mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần. Liều dùng tối đa hàng ngày: 4000 mg/ 520 mg (Paracetamol/Caffeine). Tuyệt đối không cho bệnh nhân dùng quá liều chỉ định và không dùng với các thuốc khác có chứa Paracetamol. Thời gian tối thiểu dùng liều lặp lại: 4 giờ.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi: Không khuyến cáo dùng thuốc này.

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG PANADOL EXTRA

Chống chỉ định

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các thành phần của thuốc như Paracetamol, Caffeine hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn

  • Các rối loạn về máu và hệ bạch huyết như giảm tiểu cầu
  • Các rối loạn hệ miễn dịch như các hản ứng dị ứng da được biểu hiện như: ban da, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson
  • Các rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất như co thắt phế quản ở các bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID khác.
  • Rối loạn gan mật: Gây các bất thường gan
  • Các tác dụng phụ do Caffeine gây ra thường là trên hệ thần kinh trung ương như bồn chồn, chóng mặt.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh năm 2019

Thận trọng và lưu ý đặc biệt

Theo các dược sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, Bác sĩ điều trị cần phài thông báo cho bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Ngoài ra, các bác sĩ điều trị cần chú ý sự gia tăng nguy cơ gây hại của Paracetamol đối với gan trên những bệnh nhân đang bị các bệnh về gan. Trường hợp các bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc khi triệu chứng còn dai dẳng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Tránh dùng quá nhiều Caffeine (như cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác) trong khi đang dùng thuốc này.

Đối với phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu về tác dụng của Paracetamol trên người và động vật vẫn chưa xác định được bất kỳ nguy cơ nào của Paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển phôi thai. Về Caffeine: Không khuyến nghị dùng Paracetamol-Caffeine trong thời kỳ mang thai do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy Caffeine trong cơ thể.

Đối với phụ nữ cho con bú: Paracetamol và Caffeine được bài tiết vào sữa mẹ. Paracetamol: Các nghiên cứu trên người với Paracetamol ở liều dùng khuyến nghị không xác định được bất cứ nguy cơ nào đối với phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú mẹ. Caffeine: Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.