Tìm Hiểu Bệnh Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Với Bác Sĩ Trường Dược Sài Gòn

Khi mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, người bệnh không thể chống lại việc muốn thực hiện một hành động gì đó một cách ám ảnh, dù bản thân họ có thể biết rằng việc đó là hoàn toàn vô lý.

Người bệnh có thể có những suy nghĩ và sự thôi thúc mang tính chất ám ảnh

Người bệnh có thể có những suy nghĩ và sự thôi thúc mang tính chất ám ảnh

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là bệnh gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế có tên tiếng Anh là Obsessive Compulsive Disorder –  OCD, là một loại bệnh tâm thần. Người bị chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể có những suy nghĩ và sự thôi thúc mang tính chất ám ảnh hoặc những hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại. Một số có cùng lúc cả sự ám ảnh và sự cưỡng chế.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế không phải đề cập đến thói quen như cắn móng tay hoặc luôn luôn suy nghĩ tiêu cực. Rối loạn này có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ của người bệnh và làm cho họ không thể sống một cuộc sống bình thường. Những suy nghĩ và hành động của người bệnh nằm ngoài sự kiểm soát của người đó.

Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn lấy ví dụ về một suy nghĩ ám ảnh đó là nghĩ rằng các thành viên trong gia đình của người bệnh có thể bị tổn thương nếu họ không mặc quần áo theo đúng thứ tự mỗi sáng. Ví dụ về một thói quen cưỡng chế là bạn có thể là rửa tay 7 lần sau khi chạm vào thứ gì đó bẩn. Mặc dù người bệnh có thể không muốn suy nghĩ hoặc làm những điều này nhưng họ cảm thấy không có cách gì để dừng lại.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Các bác sĩ không chắc tại sao một số người lại bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Một số vùng trong não có thể không bình thường ở những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhưng chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để có thể kết luận chính xác. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường thấy ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ lớn tuổi dậy thì hoặc thanh thiếu niên. Stress có thể làm cho các triệu chứng của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế trở nên tồi tệ hơn.

Nguyên nhân gây bệnh cũng có thể có một gen hoặc nhiều gen liên kết với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, nhưng điều này vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Người bệnh có nhiều khả năng bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nếu họ có:

  • Bố/mẹ hoặc anh chị em ruột, hoặc con cái bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Bị trầm cảm, lo lắng
  • Từng bị chấn thương thực thể
  • Có tiền sử bị lạm dụng tình dục hoặc bạo hành thể chất khi còn nhỏ

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Người mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế vẫn biết rằng những suy nghĩ và thói quen của họ không có ý nghĩa hay hoàn toàn vô lý. Người bệnh không làm vì họ thích chúng, nhưng vì họ không thể từ bỏ. Và nếu họ dừng lại, họ sẽ cảm thấy rất tệ khi họ bắt đầu lại.

Sự ám ảnh và sự cưỡng chế có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như nhu cầu về sự trật tự, sự gọn gàng hay sự sạch sẽ, sự tích trữ, dành dụm và những ý nghĩ “bừa bãi” về tình dục, tôn giáo, bạo lực và các bộ phận cơ thể.

Một số suy nghĩ ám ảnh mà các bác sĩ đang công tác tại Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thường thấy đó là:

  • Sợ vi trùng hoặc sợ dơ bẩn.
  • Lo lắng về việc bị tổn thương hoặc những người khác đang bị tổn thương.
  • Cần mọi thứ được đặt theo một thứ tự chính xác.
  • Niềm tin rằng có một vài số hoặc một vài màu sắc nhất định là “tốt” hoặc “xấu”.
  • Nhạy cảm liên tục với nháy mắt, hít thở, hoặc những cảm giác cơ thể khác.
  • Luôn nghi ngờ nhưng không có bằng chứng rằng một đối tác là không trung thành.

Thói quen cưỡng chế có thể bao gồm:

  • Rửa tay nhiều lần liên tiếp.
  • Thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo một trật tự cụ thể bất cứ lúc nào, hoặc với một số lần nhất định mà người bệnh cảm thấy ổn.
  • Kiểm tra liên tục, lặp đi lặp lại trên một cánh cửa khóa, đèn chuyển ánh sáng, và những thứ khác.
  • Luôn tìm kiếm một thứ gì đó để đếm, như bước chân, bậc thang hoặc chai lọ.
  • Đặt các vật dụng theo một thứ tự chính xác, giống như với một cái hộp sẽ đặt mặt có nhãn dán ra phía trước.
  • Sợ chạm vào nắm cửa, sợ phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hoặc sợ bắt tay.

Có những phương pháp nào điều trị bệnh?

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể sẽ phải thăm khám thể chất và chỉ định xét nghiệm máu để đảm bảo rằng các triệu chứng của người bệnh không phải là gây ra bởi một tình trạng bệnh nền nào khác. Bác sĩ cũng sẽ nói chuyện với người bệnh về cảm xúc, suy nghĩ và thói quen của người bệnh. Nếu những suy nghĩ và thói quen của người bệnh ngăn họ không làm những gì họ muốn làm ít nhất một giờ mỗi ngày, thì họ đã bị bệnh.

Điều trị

Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa cho bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhưng với các phương pháp điều trị khác, các triệu chứng của người bệnh có thể được giảm bớt, làm hạn chế các ảnh hưởng của các triệu   chứng đến cuộc sống của người bệnh.