Tìm hiểu bệnh cước chân tay cùng các Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Bệnh cước chân tay là chứng bệnh nhiều người mắc phải mỗi khi trời rét, đặc biệt là khi thời tiết lạnh giá đột ngột. Bệnh tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng gây nhiều phiền phức cho người bệnh

Bệnh cước chân tay
Bệnh cước chân tay

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh cước chân tay qua bài viết sau!

BỆNH CƯỚC TAY CHÂN

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, cước chân tay là tình trạng giá lạnh của một bộ phận cơ thể (thường là phần da), do việc tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Đấy chính là biểu hiện của tình trạng hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề, bệnh thường bắt gặp ở các ngón tay chân.

Dấu hiệu nhận biết bệnh cước là sự xuất hiện nhiều đám da phù nề có màu đỏ sẫm, đôi khi còn xuất hiện mụn nước, xuất huyết ở các ngón chân, ngón tay, và có thể còn thấy những biểu hiện này ở mũi hay tai của người bệnh. Những mụn nước này nếu để lâu rất dễ dẫn đến nhiễm trùng gây lở loét.

Về mùa lạnh, một số người thường hay bị các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy ở các ngón chân gây đau nhức và khó chịu. Triệu chứng này dân gian gọi là bệnh cước, còn theo y học hiện đại thì đây chính là một hiện tượng dị ứng thời tiết tại chỗ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh cước tay chân là do:

  • Do thời tiết quá lạnh mà bạn không có biện pháp giữ ấm cho chân tay, khi ấy da bên ngoài bị tiếp xúc với nhiệt độ lạnh và bị kích thích trong thời gian dài, các mạch máu ngoại vi dưới da co lại, làm cho máu lưu thông chậm dẫn đến thiếu oxy ở các vùng cần nuôi dưỡng. Khi đó nếu bạn làm ấm đột ngột bằng việc đốt sưởi sẽ khiến các mạch máu bị vỡ, gây nên viêm,người bệnh ngứa, đau.
  • Do tuần hoàn máu kém, điều này thể hiện ở chỗ mặc dù thời tiết ấm áp chân tay vẫn rất lạnh và bị cước. Khi tuần hoàn máu kém chân tay không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết rất dễ bị tác động bởi nhiệt độ. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh cước chủ yếu
  • Do mùa đông đến môi trường lạnh, ẩm, cộng với thể chất, khí huyết hư yếu hay do sau khi bị bệnh, do ngồi một chỗ không vẫn động, khí lạnh xâm nhập lâu gây tổ thương dương khí, khí huyết ứ trệ mà thành bệnh cước, nặng hơn loét da.
  • Một nguyên nhân khác là do lạnh đột ngột rồi phải chịu nóng, hay ngược lại cũng làm khí huyết ứ trệ gây bệnh. Nếu hàn tà nặng quá, hao tổn dương khí thì có thể mất mạng.

Muốn biết được chính xác nguyên nhân bị cước, người bệnh cần phải thực hiện một số kiểm tra, xét nghiệm cần thiết do bác sĩ điều trị chỉ định. Thường thì cần căn cứ trên triệu chứng và độ tuổi của từng người để xác định người bệnh cần thực hiện xét nghiệm gì.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Những người chân bị cước thường có chân tay lạnh như đá, hiện tượng cước nhẹ có thể xảy ra khi chúng ta ngồi phòng điều hòa nhiệt độ quá thấp.

Các đầu ngón chân và tay sưng đỏ, da ngứa ngáy như bị kim châm, rìa vết ban đỏ ở giữa bầm tím, đau nhức, phồng rộp, có khi tê dại, bóp mạnh cũng không có cảm giác.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng khi bị bệnh cước chân tay, có thể chia cước thành 2 cấp độ:

  • Cấp độ 1. Cước tính ban đỏ: Ở giai đoạn này lớp biểu bì bị tổn thương, da sưng đỏ, ngứa ngáy, đau nhức, rất khó chịu.
  • Cấp độ 2. Cước tính mụn nước: lớp da bên trong bị tổn thương, xuất hiện mụn nước hay mụn máu kích cỡ khác nhau, người bệnh có cảm giác đờ đẫn chân tay, đau nhức nặng hơn.
  • Cấp độ 3. Cước tính hoại tử: lúc này toàn bộ lớp da bị tổn thương, trầm trọng hơn có thể bị sâu dưới da, các bắp thịt, thậm chí hoại tử chân tay khi bị cước. Thông thường 3-7 ngày bị cước sẽ xuất hiện mụn nước, hoạt động chân tay bị hạn chế, vết ban biến thành màu tím sẫm, xung quang sưng đau, 7 ngày sau xuất hiện hoại tử khô, bệnh nhân mất hoàn toàn cảm giác. Khoảng 2-3 tuần sau, mô hoại tử tổn thương do cước và mô bình thường phân ly. Ở giai đoạn này nếu bạn bị cảm nhiễm độc tà có thể biến thành hoại tử ướt, toàn thân bị sốt, sợ lạnh. Nếu bị cước toàn thân, ban đầu bệnh nhân lạnh rùng mình, cảm giác đờ người, mất sức, ảo giác, buồn ngủ, nhiệt độ cơ thể giảm, đồng tử bị giãn, mạch đập yếu, thậm chí tim ngừng đập dẫn đến tử vong.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CƯỚC TAY CHÂN

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh cước vào mùa đông có thể được chữa trị và điều trị tận gốc một cách dễ dàng, tuy nhiên phải điều trị đúng cách, nếu không bệnh sẽ kéo dài gây khó chịu đối với người bệnh. dưới đây là các cách điều trị được coi là hiệu quả và đã được nhiều người bệnh sử dụng. Các cách chữa cước chân:

  • Dùng 2 giọt tinh dầu tràm hoặc gừng nhỏ vào bàn tay để làm ấm cho tay
  • Khi tắm sử dụng các loại sữa tắm làm mềm da, giữ ẩm để hạn chế cơn ngứa vào ban đêm
  • Dùng các loại dầu như dầu dừa, oliu, hướng dương… sau đó cho vào cùng với sữa tắm để dưỡng ẩm da tốt hơn.
  • Ngâm chân tay vào nước muối ấm pha gừng trước khi đi ngủ
  • Ngâm chân, tay vào nước lá lốt đã ngâm nước nóng khoảng 30 phút.
  • Mỗi ngày dùng gừng tươi thái sau đó trà xát thật mạnh lên vùng bị cước, làm một ngày 2 lần và liên tục trong vòng một tuần
  • Hạn chế uống bia rượu nhiều, không hút thuốc lá, và đặc biết phải tăng cường chất dinh dưỡng: rau xanh, hoa quả và vitamin

Bài viết trên đây là thông tin về bệnh cước tay chân từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.