Tìm hiểu bệnh chàm da mặt cùng Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Chàm da mặt là một bệnh ngoài da phổ biến với tác nhân chính là dị ứng gây nên, khá phổ biến ở mọi độ tuổi. Tuy không quá nguy hiểm những bệnh gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của người bệnh

Bệnh chàm da mặt
Bệnh chàm da mặt

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn thông tin về bệnh chàm da mặt!

NHỮNG THÔNG TIN VỀ BỆNH CHÀM DA MẶT

Nguyên nhân gây bệnh

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chàm da mặt và chàm nói chung là một loại bệnh ngoài da tương đối phổ biến ở nước ta và nhiều nước khác trên thế giới. Chàm có thể xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể như chân, tay, vùng chậu, mặt. Bệnh chàm da mặt chủ yếu được gây ra do đảo lộn khả năng nội tạng trong cơ thể, di truyền nhiễm từ gia đình, sức kháng thể yếu hoặc do mắc phải một số bệnh khác như nhiễm trùng xoang, bệnh về thận. Ngoài ra bệnh còn được hình thành bởi:

  • Ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng nguồn nước sinh hoạt bẩn.
  • Dị ứng với các hóa chất như mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội, xà phòng, chất tẩy rửa…
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý như ăn thực phẩm dễ gây kích ứng, thường xuyê thức khuya, hay uống bia rượu, sử dụng chất kích thích hoặc hút thuốc…
  • Tâm lý không tốt, thường xuyên căng thẳng, stress… cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm bùng phát hiện tượng chàm da mặt.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

  • Xuất hiện mụn trên da là hiện tượng phổ biến nhất của căn bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn là do những tác nhân nên gây dị ứng làm tăng lượng tiết bã nhờn trên da và bịt kín lỗ chân lông.
  • Tại vùng da bị tổn thương có nhiều các nốt hồng ban trông giống như bị xuất huyết, chúng khiến người bệnh cảm thấy ngứa một cách khó chịu.
  • Da mặt bị lão hóa với các biểu hiện như: da khô, nhăn nheo, có các đốm nâu dưới da càng ngày càng nhiều.

PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM DA MẶT

Bệnh chàm da mặt thường có khả năng tái phát cao, mãn tính và kéo dài dai dẳng nên khó điều trị. Vì thế, nguyên tắc của việc điều trị căn bệnh này là cần tìm ra được căn nguyên gây nên bệnh để có cách chữa trị cho phù hợp. Bên cạnh đó cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc tây và chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi một cách phù hợp.

Có một số chủng thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh chàm da mặt như thuốc uống, thuốc bôi đều có chứa thành phần gây hại cho da và làm sản sinh tác dụng phụ tác động tới thận, gan, dạ dày nên người có bệnh cần tránh việc tự ý mua thuốc về chữa trị khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Chàm da mặt cũng có thể điều trị bằng một số bài thuốc đông y với dược tính mạnh có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, dưỡng chất khí huyết. Ngoài ra còn có một số loại thuốc bôi có tác dụng kháng viêm nhiễm, sát trùng, làm mềm và tái tạo da. Tuy nhiên, dù dùng bất kì loại thuốc gì thì bệnh nhân cũng cần được thăm khám và chỉ định điều trị từ bác sĩ

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

BỆNH NHÂN MẮC BỆNH CHÀM DA MẶT CẦN LƯU Ý GÌ TRONG SINH HOẠT

Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, về chế độ ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần lưu ý:

  • Có chế độ ăn uống hợp lý cho người mắc bệnh chàm bằng cách không nên ăn những thực phẩm gây ra dị ứng cho cơ thể như đậu nành, các loại thực phẩm làm từ lúa mì, thức ăn có tính tanh (cá, tôm, cua,), đồ ăn cay nóng,… đồng thời tăng cường bổ sung những thực phẩm khác để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như: các loại vitamin (A, B, C, E..), dầu cá…
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ da mặt hàng ngày bằng cách mỗi ngày rửa sạch mặt ít nhất 2 lần và không rửa quá 3 lần để loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh đang bám trên da mặt. Mặt khác, cần hạn chế tối đa việc sử dụng chất tẩy rửa và xà phòng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da
  • Khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang để bảo vệ da mặt tránh khỏi ánh nắng mặt trời và bụi bẩn.
  • Tránh gãi ngứa nhiều để không khiến da bị trầy xước hoặc nhiễm khuẩn.
  • Nếu phát hiện thấy những triệu chứng của bệnh cần sớm đi khám để được tư vấn và chữa trị nhanh chóng, tránh tình trạng để lâu bệnh thêm nặng khó khăn trong điều trị.

Bệnh chàm da mặt thường khiến da khô, ngứa ngáy, bề mặt da nổi nhiều mụn nước. Bệnh tiến triển qua 5 giai đoạn là đỏ tấy, nổi mụn nước, chảy nước, da nhẵn và bong vảy da.

Chàm da mặt tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều nguy hại cho da, làm người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, tâm lí bực bội gây tác động nghiêm trọng đến lao động và sinh hoạt. Ngoài ra, nếu người bệnh gãi hay chà sát mạnh khiến cho một số u nhọt nước bị vỡ ra sẽ rất dễ gây bội nhiễm và dẫn đến nhiễm trùng, ở khu vực da mặt chảy máu, tình trạng viêm loét khiến cho tổn thương khó lành và làm vùng da mất thẩm mĩ.