Thủ Tướng Yêu Cầu Bộ Giáo Dục Đóng Cửa Một Số Trường ĐH Kém Chất Lượng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) kiểm tra và dừng đào tạo các ngành đào tạo kém chất lượng, tiến tới đóng cửa những trường đại học kém chất lượng.

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị

Thủ tướng phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6-8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, vẫn còn nhiều bức xúc trong giáo dục, chưa yên tâm ở nhiều việc. Theo Thủ tướng, giáo dục đạo đức lối sống hiện chưa đúng mức, giáo dục kỹ năng mềm còn hạn chế

“Dạy chữ được quốc tế đánh giá tốt, nhưng dạy người còn bất cập, vẫn còn tình trạng vi phạm đạo đức gây bức xúc trong xã hội. Một bộ phận giáo viên vi phạm đạo đức, nâng điểm, ngược đãi học sinh. Đó là những vấn đề cần quan tâm, dành thời gian nhiều hơn để khắc phục” – Thủ tướng khẳng định.

Theo thông tin Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cập nhật: Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra chất lượng nguồn nhân lực thấp, thiếu trong những ngành mũi nhọn như CNTT, hữu cơ chất lượng cao. Đào tạo chưa đáp ứng được cả về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư cho giáo dục bên cạnh đẩy mạnh xã hội hoá để có thêm nhiều nguồn lực.

Về giáo dục đại học, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD-ĐT kiểm tra các cơ sở giáo dục, các ngành đào tạo kém chất lượng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tiến tới đóng cửa một số cơ sở giáo dục kém chất lượng trong thời gian kéo dài.

Theo Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, năm học 2018-2019 đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây cũng là năm cả nước bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng.

Bên cạnh những thời cơ thuận lợi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận ngành giáo dục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nhiều vấn đề đã tồn tại từ lâu, dư luận bức xúc nhưng chưa được giải quyết triệt để.

2019-2020 tiếp tục thực hiện theo lộ trình 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra

2019-2020 tiếp tục thực hiện theo lộ trình 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra

Xác định năm học 2019-2020 tiếp tục thực hiện theo lộ trình 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản đã đề ra, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định quyết tâm khắc phục và tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề về GD-ĐT mà xã hội quan tâm, dư luận bức xúc. Trong đó, tập trung thực hiện 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm:

  1. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông;
  2. Rà soát sắp xếp các trường sư phạm, các cơ sở giáo dục đại học.
  3. Giải quyết vấn đề thừa thiếu giáo viên, chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;
  4. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý các trường mầm non, phổ thông, đổi mới tự chủ đại học; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu, tăng năng suất lao động và hội nhập quốc tế.
  5. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phát biểu, thảo luận làm rõ những kết quả nổi bật trong năm học vừa qua, cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, trong đó làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, các bộ ngành và địa phương. Từ đó, tư vấn, góp ý để ngành giáo dục thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đặt ra trong năm học mới 2019 – 2020.