Thông tin về bệnh nhiễm trùng đường tiểu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Nhiễm trùng đường đường là bệnh lý nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thông đường tiết niệu, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng tiểu đến thận.

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Bệnh nhiễm trùng đường tiểu

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU LÀ GÌ?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nhiễm trùng đường đường tiểu hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu (UTI) là bệnh lý nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thông đường tiết niệu như bàng quang, thận, niệu quản hoặc niệu đạo. Thông thường, hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều liên quan đến bàng quang và niệu đạo. Bệnh thường xuất hiện với nhiều triệu chứng khó chịu và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng tiểu đến thận.

Nhiễm trùng đường tiểu có thể bao gồm:

  • Viêm niệu đạo: Là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phần niệu đạo, gây nên các triệu chứng khó chịu như cảm giác bỏng rát mỗi khi đi tiểu. Thậm chí trong nhiều trường hợp, ngoài cảm giác đau rát bệnh nhân còn gặp phải biểu hiện có mủ ở niệu đạo. Triệu chứng này thường gặp ở nam giới bị nhiễm trùng niệu đạo, mủ thường chảy ở lỗ niệu đạo
  • Viêm bàng quang: Nhiễm trùng bàng quang thường khởi phát với các triệu chứng như nước tiểu có mùi khai nông, đôi khi lẫn máu hoặc đau tức bụng dưới
  • Viêm thận – bể thận cấp: Nhiễm khuẩn tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến nặng dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu trên và gây ảnh hưởng xấu đến thận. Vi khuẩn gây bệnh có ở bàng quang có thể lội ngược dòng lên thận và gây viêm bể thận. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần nhanh chóng điều trị vì bệnh có thể làm suy giảm chức năng thận, làm tăng tỷ lệ tử vong

NGUYÊN NHÂN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU LÀ DO ĐÂU?

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu rồi đi qua niệu đạo và nhân số lượng khi đến bàng quang dẫn đến viêm nhiễm. Theo các chuyên gia, bệnh hình thành chủ yếu là do sự hiện diện của các loại vi khuẩn sau:

  • Escherichia coli (80%)
  • Chlamydia
  • Mycoplasma
  • Herpes

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu

  • Đường tiết niệu có dấu hiệu bất thường: Ở những trẻ có bất thường đường tiết niệu thường có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao. Nguyên nhân là do đường tiết niệu có vấn đề khiến cho nước tiểu thoát ra ngoài không như bình thường, đôi khi chúng có thể chảy ngược lên niệu đạo và gây viêm
  • Tắt nghẽn đường tiết niệu: Việc hình thành sỏi niệu quản, sỏi thận hoặc tuyến tiền liệt tăng kích thước chính là nguyên nhân khiến nước tiểu trong bàng quang không được đẩy hết ra ngoài. Từ đó gây tắc nghẽn đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
  • Hệ thống miễn dịch bị ức chế: Những người có hệ thống miễn dịch yếu như người bị bệnh tiểu đường, nhiễm HIV,… thường có nguy cơ nhiễm trùng tiểu cao. Lý do là vì cơ thể không thể tự bảo vệ, chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài
  • Dùng ống thông tiểu: Bệnh nhân sử dụng ống thông tiểu có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cao. Trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do sử dụng ông thông tiểu điển hình như người nhập viện, bệnh nhân có vấn đề thần kinh khó khăn trong việc kiểm soát tiểu hoặc người bị liệt
  • Phẫu thuật tiết niệu: Nếu không có biện pháp chăm sóc tốt, nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở những người sau phẫu thuật tiết niệu là khá cao
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ như:
  • Giải phẫu nữ: Theo các chuyên gia, niệu đạo ở phụ nữ thường ngắn hơn đàn ông. Chính vì vậy, nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn vì khoảng cách đến bàng quang bị rút ngắn, giúp vi khuẩn gây bệnh di chuyển nhanh hơn
  • Hoạt động tình dục: Phụ nữ có hoạt động tình dục thường có khả năng mắc bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn những phụ nữ không hoạt động tình dục. Bên cạnh đó, việc quan hệ với hơn một đối tác cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh
  • Sử dụng biện pháp tránh thai: Chị em sử dụng thuốc tránh thai hoặc chất diệt tinh trùng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
  • Mãn kinh: Khi bước vào thời kỳ mãn kinh, nội tiết tố nữ nội sinh bắt đầu suy giảm và gây ra một vài thay đổi ở đường tiết niệu, làm tăng khả năng viêm nhiễm

TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

Triệu chứng chung: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gây nên các triệu chứng chung như:

  • Đi tiểu liên tục và thường xuyên nhưng lượng nước tiểu rất ít
  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có mùi mạnh và có màu sắc khác nhau như đỏ, màu cola hoặc hồng sáng
  • Ở phụ nữ, xuất hiện triệu chứng đau nhức ở vùng chậu, đặc biệt là ở trung tâm xương chậu và khu vực quanh xương mu

Triệu chứng ở trẻ nhỏ: Chán ăn; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Sốt; Tiêu chảy; Khóc quá mức, không thể dỗ nón bằng cách ôm ấp hoặc cho bú

Triệu chứng ở trẻ lớn: Són nước tiểu; Tiểu rắt với biểu hiện đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu thoát ra rất ít; đau ở bên mạn sườn hoặc đau thắt lưng (tình trạng này chỉ xuất hiện khi nhiễm trùng tới thận); tiểu buốt với triệu chứng đau khi tiểu; đau vùng bụng dưới; nước tiểu có mùi bất thường, có màu đục, đôi khi lẫn máu trong nước tiểu

Triệu chứng ở người lớn: Tiểu ra máu, nước tiểu đục; đau lưng; sốt; tiểu đau; tiểu khó mặc dù rất muốn tiểu; cảm giác toàn thân mệt mỏi; đau khi giao hợp; đau vùng hạ sườn; ớn lạnh; buồn nôn, nôn mửa

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP NÀO ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU

Thuốc kháng sinh chính là phương án đầu tiên được lựa chọn để điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng ở mỗi người khác nhau. Cụ thể:

Nhiễm trùng đơn giản

Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các loại thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng cho nhiễm trùng đường tiểu đơn giản bao gồm:

  • Ceftriaxone
  • Trimethoprim / sulfamethoxazole (Septra, Bactrim và nhiều loại thuốc khác)
  • Nitrofurantoin (Macrodantin và Macrobid)
  • Fosfomycin (Monurol)
  • Cephalexin (Keflex)

Trong trường hợp nhiễm trùng đường tiểu không biến chứng, bác có thể kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân dùng từ 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh vẫn nên tiếp tục sử dụng thêm một tuần sau đó ngay cả khi thấy triệu chứng bệnh đã thuyên giảm. Ngoài ra, để giảm thiểu tình trạng đau nhức khi đi tiểu, nhân viên y tế có thể cho bệnh nhân dùng kèm thêm một vào loại thuốc giảm đau khác.

Nhiễm trùng thường xuyên

Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên, bác sĩ có thể đưa ra một số khuyến nghị điều trị nhất định như:

  • Dùng kháng sinh liều thấp trong thời gian 6 tháng hoặc có thể lâu hơn.
  • Sử dụng kháng sinh ngay sau khi quan hệ tình dục nếu nhiễm trùng có liên quan đến hoạt động tình dục
  • Dùng liệu pháp estrogen âm đạo nếu người bệnh đang bước vào thời kỳ mãn kinh
  • Thường xuyên thăm khám định kỳ

Nhiễm trùng nặng

Bao gồm viêm bàng quang biến chứng hoặc viêm đài bể thận cấp với các triệu chứng như sốt cao trên 38,5 độ C, ớn lạnh và đau lưng một bên vùng hố thận. Để giải quyết triệu chứng bệnh, bệnh nhân cần nằm nghỉ tuyệt đối và uống nhiều nước. Người bệnh nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày để đi tiểu nhiều, giúp rửa sạch hệ tiết niệu.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng nhóm kháng sinh tập trung trong máu và kháng sinh có nồng độ cao trong nước tiểu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Hai nhóm kháng sinh thường được sử dụng đó là Cephalosporine và Fluoroquinolone. Cephalosporine được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc PIV, còn Fluoroquinolone thường được dùng dưới dạng uống vì tính sinh học cao. Thời gian điều trị sau khi cắt sốt là từ 10 – 15 ngày. Tuy nhiên, có thể lâu hơn từ 1 – 2 tháng nếu bệnh gây biến chứng ở tuyến tiền liệt và thận.