Thông tin bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận. Người mắc bệnh cần sớm phát hiện và có biện pháp điều trị tránh các biến chứng nặng nề

Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU LÀ BỆNH GÌ?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nhiễm trùng đường tiết niệu (UIT) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Thông thường, nhiễm trùng tiết niệu chủ yếu xảy ra do vi khuẩn. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tình trạng này có thể khởi phát do virus hoặc nấm.

Phần lớn, hiện tượng nhiễm trùng thường xảy ra ở các cơ quan tiết niệu dưới như bàng quang, niệu đạo và rất ít khi xảy ra ở niệu quản hay thận. Mặc dù ít gặp hơn nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu trên thường có mức độ nghiêm trọng và dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Nhiễm trùng đường tiết niệu được đặt tên cụ thể tùy vào vị trí xảy ra nhiễm trùng. Ví dụ:

  • Nhiễm trùng thận được gọi là viêm bể thận
  • Nhiễm trùng niệu đạo được gọi là viêm niệu đạo
  • Nhiễm trùng bàng quang được gọi là viêm bàng quang
  • Niệu đạo là vị trí rất ít khi xảy ra nhiễm trùng

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo rồi di chuyển đến các cơ quan khác như bàng quang, niệu quản hoặc thận.

Loại vi khuẩn phổ biến gây ra bệnh lý này là Escherichia coli (E.coli). Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể do một số loại vi khuẩn và virus khác như vi khuẩn lậu cầu, virus herpes, Mycoplasma, Chlamydia,…

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí xảy ra nhiễm trùng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe ở từng trường hợp. So với nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, hiện tượng nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên thường gây ra các triệu chứng rất nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (niệu đạo và bàng quang):

  • Tiểu nhiều lần
  • Lượng nước tiểu rất ít
  • Nóng rát khi tiểu tiện
  • Nước tiểu đục
  • Nước tiểu có màu đậm, mùi khó chịu hoặc có lẫn máu

Ngoài ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới thường gây đau trực tràng. Trong khi đó nữ giới thường bị đau vùng chậu và bụng dưới.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu trên (niệu quản và thận):

  • Các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng tiết niệu dưới
  • Đi kèm với hiện tượng sốt, buồn nôn, nôn mửa, ớn lạnh
  • Đau ở vùng lưng và hai bên lưng
  • Có thể đau ở bên mạn sườn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

CÁCH CHỮA NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở NỮ VÀ NAM

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ và nam giới thường không có sự khác biệt. Nguyên tắc điều trị là ức chế nhiễm trùng, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Bác sĩ thường chỉ định phương pháp tùy thuộc vào mức độ, vị trí nhiễm khuẩn và triệu chứng lâm sàng.

Nhiễm trùng cấp

Với nhiễm trùng cấp, kháng sinh là lựa chọn ưu tiên trong quá trình điều trị. Loại kháng sinh được chỉ định tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh, vị trí nhiễm trùng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.

Một số loại kháng sinh được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng tiết niệu ở nam và nữ giới, bao gồm:

  • Cephalexin: Cephalexin thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ 1. Loại kháng sinh này thường được sử dụng cho trường hợp viêm bàng quang và viêm tuyến tiền liệt. Cephalexin thường được sử dụng ưu tiên trong điều trị nhiễm trùng với vi khuẩn nhạy cảm, do thuốc ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, Cephalexin thường không có đáp ứng tốt.
  • Nitrofurantoin: Là thuốc kháng khuẩn đường tiết niệu được sử dụng khá phổ biến. Loại thuốc này là dẫn xuất của nitrofuran nhạy cảm với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm như E. coli, Klebsiella, Staphylococcus aureus, Staphylococcus saprophyticus,… Tuy nhiên Nitrofurantoin thường không được chỉ định với trường hợp nhiễm trùng thận (viêm bể thận) và áp xe quanh thận.
  • Kháng sinh phối hợp Trimethoprim và Sulfamid: Loại thuốc này thường được sử dụng cho trường hợp nhiễm khuẩn khá nghiêm trọng. So với việc dùng đơn độc một loại kháng sinh, kháng sinh phối hợp thường có tác dụng ức chế vi khuẩn mạnh.
  • Ciprofloxacin: Là kháng sinh nhóm quinolone. Loại thuốc này hiếm khi được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định Ciprofloxacin hoặc một số kháng sinh nhóm quinolon nếu không còn lựa chọn nào khác.

Thông thường điều trị kháng sinh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày hoặc hơn. Song song với việc sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc làm giảm sốt và đau nhức như Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,…

Nhiễm trùng tái phát

Với trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đưa một số biện pháp điều trị và phòng ngừa như sau:

  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh liều thấp trong thời gian dài (khoảng 6 tháng) có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu tái phát. Ngoài ra bạn cũng có thể được chỉ định dùng 1 liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm khuẩn bắt nguồn từ hoạt động tình dục.
  • Liệu pháp estrogen: Trong trường hợp nhiễm trùng có liên quan đến mãn kinh, bạn có thể được cân nhắc áp dụng liệu pháp estrogen. Tuy nhiên trước khi thực hiện liệu pháp này, bác sĩ sẽ loại trừ các tình trạng bệnh lý có phụ thuộc vào nồng độ nội tiết.

Nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng

Với những trường hợp nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng như viêm bể thận cấp, bạn có thể phải điều trị nội trú tại bệnh viện. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh đường tiêm và điều trị triệu chứng để kiểm soát tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.