Tham Khảo Sử Dụng Thuốc Felodipin Từ Chuyên Gia Trường Dược Sài Gòn

Felodipin là một thuốc thuộc nhóm tim mạch. Vậy thuốc được dùng khi nào và cách dùng như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn nhé!

Felodipin là một thuốc thuộc nhóm tim mạch
Felodipin là một thuốc thuộc nhóm tim mạch

CHỈ ĐỊNH VÀ LIỀU DÙNG THUỐC FELODIPIN

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn bệnh nhân cần uống thuốc trước bữa ăn sáng ít nhất 30 phút. Nên nuốt nguyên viên thuốc với nước, không nên nhai hay nghiền viên.

Chỉ cho bệnh nhân uống thuốc khi đói. Khi dùng nhằm kiểm soát tăng huyết áp. Liều khởi đầu ở người lớn là 5 mg/ngày, uống 1 lần.

Điều chỉnh liều theo đáp ứng huyết áp và sự dung nạp thuốc của bệnh nhân, thường các đợt điều chỉnh cách nhau trên 2 tuần. Tùy theo đáp ứng của bệnh nhân, có thể giảm liều xuống 2,5 mg/ngày hoặc tăng liều lên đến 10 mg/ngày. Nếu cần có thể dùng thêm một thuốc chống tăng huyết áp khác như thuốc chẹn beta.

Liều duy trì là 2,5 – 10 mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng.

  • Dùng thuốc để dự phòng đau thắt ngực ổn định: Nên bắt đầu với liều 5 mg/ngày uống 1 lần và sau đó nếu cần thiết tăng liều lên 10 mg/ngày.
  • Trẻ em: Không dùng felodipin cho trẻ em vì tính an toàn và hiệu quả chưa được chứng minh.
  • Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận và bệnh nhân cao tuổi: Liều ban đầu thường dùng là 2,5 mg/ngày.

Điều chỉnh liều thận trọng và kiểm tra chặt chẽ huyết áp bệnh nhân. Trong các thử nghiệm lâm sàng, đã thấy có sự gia tăng nguy cơ phù ngoại vi ở những bệnh nhân cao tuổi dùng liều felodipin vượt quá 10 mg mỗi ngày.

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC FELODIPIN

Chống chỉ định thuốc Felodipin

Thuốc Felodipin chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Những bệnh nhân quá mẫn với felodipin hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đau thắt ngực không ổn định.
  • Bệnh nhân suy tim mất bù.
  • Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
  • Bệnh nhân bị bệnh không dung nạp galactose di truyền, thiếu hụt Lapp lactase hoặc chứng kém hấp thu glucose – galactose.
  • Ngừng sử dụng felodipin ở những bệnh nhân có tiến triển sốc tim.

Vì có dùng lactose là tá dược nên chống chỉ định cho những bệnh nhân bị galactose huyết bẩm sinh, hội chứng kém hấp thu glucose và galactose, hay bị thiếu hụt enzym lactase.

Tác dụng phụ của thuốc Felodipin

Tác dụng phụ thường gặp

  • Mặt bệnh nhân có thể đỏ bừng, đau đầu, hoa mắt. Các phản ứng này thường gặp lúc bắt đầu điều trị và giảm dần theo thời gian.
  • Hiện tượng phù mắt cá chân phụ thuộc liều liên quan đến tác dụng giãn mạch.

Tác dụng phụ ít gặp

  • Phì đại nướu nhẹ ở những bệnh nhân đã bị viêm nướu/viêm nha chu. Để tránh hoặc khắc phục phì đại nướu có thể vệ sinh bằng nước súc miệng.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Buồn nôn, mệt mỏi, phản ứng da, loạn nhịp, hồi hộp.
  • Ở người bệnh mạch vành, felodipin có thể gây đau ngực khoảng 15 – 20 phút sau khi dùng thuốc
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược

Cần thận trọng khi dùng thuốc Felodipin

Do tác dụng hạ huyết áp của nhóm thuốc ức chế calci vì vậy thuốc có thể gây tụt huyết áp, ngất hay nhịp nhanh phản xạ dẫn đến kích hoạt cơn đau thắt ngực. Ngoài ra các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết, người bệnh cần chú ý khi sử dụng thuốc Felodipin, cụ thể như sau:

  • Chú ý sử dụng thuốc sau khi ăn có thể có nguy cơ hạ huyết áp quá mức do thức ăn làm tăng nồng độ cực đại (Cmax) của thuốc trong máu.
  • Cần thận trọng khi dùng felodipin cho người cao tuổi do nhạy cảm với tác dụng của thuốc ở liều thông thường.
  • Ngoài trường hợp mới bị nhồi máu cơ tim, felodipin có thể dùng trong trường hợp thật cần thiết khi thất trái bắt đầu suy giảm nhưng không được có bất cứ một dấu hiệu suy tim mất bù nào.
  • Cần phải ngừng felodipin nếu sau khi bắt đầu điều trị thấy xuất hiện cơn đau thắt ngực hoặc bệnh đau thắt ngực nặng lên hoặc có sốc tim.
  • Người cao tuổi và bệnh nhân suy gan nặng: Liều tối đa là 5 mg/ngày.Không uống thuốc với nước ép bưởi. Không cần thận trọng đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận.
  • Do tác động hạ huyết áp chậm của viên phóng thích kéo dài chứa felodipin, dạng thuốc này không thể dùng điều trị cấp tính để hạ nhanh huyết áp của những bệnh nhân tăng huyết áp nghiêm trọng.
  • Không sử dụng felodipin trong thời kỳ mang thai hoặc nghi ngờ có thai và đang cho con bú.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về thuốc Felodipin mà các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!