Thảm Khảo Cách Dùng Thuốc Evaldez Từ Chuyên Gia Dược Sài Gòn

Evaldez là một thuốc có thành phần Levosulpirid. Vậy thuốc được dùng trong trường hợp nào? Cách dùng ra sao? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng các chuyên gia Dược Sài Gòn nhé!

Thuốc có tác dụng chống rối loạn tâm thần
Thuốc có tác dụng chống rối loạn tâm thần

TỔNG QUAN VỀ THUỐC EVALDEZ

Tác dụng của thuốc Evaldez

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn, thuốc Evaldez có tác dụng như:

  • Thuốc được dùng làm giảm các triệu chứng khó tiêu chức năng: tình trạng trướng bụng, khó chịu vùng thượng vị, ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn.
  • Thuốc còn giúp điều trị tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.

Đặc tính dược lực học của thuốc Evaldez

Levosulpirid là một chất thuộc nhóm benzamid, là đồng phân tả truyền của sulpirid. Thuốc có tác dụng chống rối loạn tâm thần thông qua phong bế chọn lọc các thụ thể dopamin D2 ở não. Chúng ta có thể coi levosulpirid như một thuốc trung gian giữa các thuốc an thần kinh (neuroleptic) và thuốc chống trầm cảm, vì levosulpirid có cả 2 tác dụng đó.

Đặc tính dược động học của thuốc Evaldez

Thuốc Levosulpirid hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng thấp và tùy thuộc vào cá thể. Nồng độ đỉnh đạt được từ 3 đến 6 giờ sau khi uống 1 liều. Thuốc phân bố nhanh vào các mô, qua được sữa mẹ nhưng qua hàng rào máu – não kém. Thuốc có khả năng liên kết với protein huyết tương thấp (< 40%). Thuốc được thải trừ qua nước tiểu và phân, chủ yếu dưới dạng chưa chuyển hóa (khoảng 95%). Nửa đời thải trừ khoảng 8 – 9 giờ.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG THUỐC EVALDEZ

Liều lượng thuốc với người lớn

  • Khi dùng với mục đích làm giảm các triệu chứng khó tiêu chức năng: 75 mg/ ngày, chia 3 lần.
  • Khi dùng với mục đích điều trị tâm thần phân liệt cấp và mạn tính: 200 – 300 mg/ ngày, chia 3 lần.

Liều lượng thuốc với trẻ em

  • Trẻ em trên 14 tuổi: Giảm liều.
  • Trẻ em dưới 14 tuổi: Không có chỉ định.

Liều lượng thuốc với người suy thận

Phải giảm liều dùng hoặc tăng khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tùy thuộc độ thanh thải creatinin. Cụ thể:

  • Độ thanh thải creatinin 30 – 60 ml/ phút: Cho bệnh nhân dùng liều bằng 2/3 liều bình thường.
  • Độ thanh thải creatinin 10 – 30 ml/ phút: Cho bệnh nhân dùng liều bằng 1/2 liều bình thường.
  • Độ thanh thải dưới 10 ml/ phút: Cho bệnh nhân dùng liều bằng 1/3 liều bình thường.

Hoặc có thể tăng khoảng cách giữa các liều bằng 1,5; 2 và 3 lần so với bình thường. Tuy nhiên, trường hợp suy thận vừa và nặng không nên dùng levosulpirid, nếu có thể.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao Đẳng Dược đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC EVALDEZ

Chống chỉ định thuốc

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, thuốc được chống chỉ định với các đối tượng như:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân u tuỷ thượng thận.
  • Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
  • Bệnh nhân có trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế, hôn mê, ngộ độc rượu và thuốc ức chế thần kinh.

Tương tác thuốc

  • Sucralfat hoặc các thuốc kháng acid có chứa nhôm – magnesi hydroxyd: Những thuốc này làm giảm hấp thu của levosulpirid. Vì vậy, nên dùng levosulpirid sau khi uống các thuốc kháng acid khoảng 2 giờ để tránh tương tác.
  • Lithi: Chất này làm tăng khả năng gây rối loạn ngoại tháp của levosulpirid, có thể do lithi làm tăng khả năng gắn levosulpirid vào thụ thể dopaminergic D2 ở não.
  • Levodopa: Đây là chất đối kháng cạnh tranh với levosulpirid và các thuốc an thần kinh, vì vậy chống chỉ định phối hợp levosulpirid với levodopa.
  • Rượu: làm tăng tác dụng an thần của thuốc, vì vậy tránh uống rượu và các thức uống có cồn trong khi dùng levosulpirid.
  • Với thuốc hạ huyết áp: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế, vì vậy cần lưu ý khi phối hợp.
  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: Tăng tác dụng ức chế thần kinh có thể gây hậu quả xấu, nhất là người lái xe và vận hành máy móc. Vì vậy cần lưu ý khi phối hợp.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về thuốc Evaldez mà các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã chia sẻ đến bạn đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *