Tam Thất Trong Y Học Cổ Truyền Chữa Được Những Bệnh Gì?

Tam thất từ lâu được xem là một cây thuốc quý trong y học cổ truyền bởi những tác dụng bất ngờ từ loại thần dược này đem lại.

Tam thất là vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Tam thất là vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền

Trong Dược học cổ truyền Việt Nam củ tam thất được ví như thần dược có tác dụng cầm máu, tiêu sưng, hóa ứ, giảm đau, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ… Vậy sử dụng củ tam thất như thế nào?

Khám phá tác dụng của của tam thất

Củ và rễ tam thất đều được dùng như các vị thuốc quý. Trong củ tam thất có chứa chất acid amin và hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin. Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn và có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả. Củ tam thất được chia làm 2 loại: tam thất bắc và củ tam thất nam.

  • Tam thất bắc: thuộc họ nhân sâm, còn gọi là sâm tam thất, thổ sâm hay kim bát hoàn.
  • Tam thất nam: thuộc họ gừng, hay còn được gọi là khương tam thất hay tam thất gừng.

Trong Y học cổ truyền Việt Nam tam thất là một thần dược mang lại nhiều công dụng đặc biệt là phụ nữ như: dùng trong điều trị rong kinh, băng huyết, thổ huyết,… đặc biệt là phụ nữ sau sinh bị mất máu nhiều. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng củ tam thất chứa tác dụng kích thích khả năng nội tiết sinh dục ở nữ giới điều này được thể hiện bởi những hoạt tính Osetrogen và hướng sinh dục.

Khám phá tác dụng chữa bệnh của củ tam thất

Củ tam thất có tác dụng bảo vệ tim

Chất noto gin sen osid có trong củ tam thất có tác dụng làm giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi cơ thể bị thiếu oxy. Đồng thời, tam thất còn có tác dụng bổ dưỡng, tăng lực, tăng sức đề kháng và điều hòa hệ miễn dịch cho cơ thể.

Củ tam thất có tác dụng làm đẹp da

Không chỉ chữa bệnh mà củ tam thất còn được xem là thần dược giúp các chị em làm đẹp da. Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết mọi người có thể dùng để hầm gà hay ngâm mật ong hoặc dùng kết hợp với đương quy giúp cho khí huyết lưu thông và có tác dụng thải độc gan nên làm da trẻ đẹp hơn.

Đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn đạt chuẩn Bộ y tế

Đào tạo Y học cổ truyền Sài Gòn đạt chuẩn Bộ y tế

Dùng tam thất trị dứt điểm mụn hiệu quả

Tam thất có tác dụng hành ứ có tác dụng thải độc, do đó điều trị mụn rất tốt. Nhưng nhiều người khi dùng tam thất lại thấy mọc mụn nhiều hơn, không nên lo lắng vì điều đó mà đấy chính là việc chất độc được đưa ra ngoài qua da. Vì vậy, kiên trì uống tam thất thì mụn sẽ bị đánh bay, lấy lại vẻ tươi trẻ cho làn da.

Tam thất có tác dụng giúp cầm máu, tiêu sưng

Trong các trường hợp chảy máu do chấn thương thì tam thất có tác dụng giúp tiêu máu ứ trong phẫu thuật hay do va đập trở nên bầm tím phần mềm. Chỉ cần rắc chút bột tam thất vào nơi vết thương thì sẽ giúp cầm máu tốt. Một phương pháp cần thiết cho gia đình bạn. Lưu ý: Khi dùng tam thất để cầm máu, người bệnh không nên sử dụng gừng và tỏi hoặc các chế phẩm có gừng, tỏi.

Tam thất có tác dụng chữa bệnh ho và viêm họng mãn tính

Trong củ tam thất có tính ôn, hóa ứ nên được dùng để chữa ho và viêm họng mãn tính. Vì vậy, mọi người nên lấy tam thất sắc lên uống thay nước hàng ngày để trị ho cũng như viêm họng thay vì uống thuốc tây.

Bên cạnh các tác dụng nêu trên, tam thất còn có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, giảm lượng Cholesterol trong máu, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… Thêm vào đó, củ tam thất được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, viêm động mạch vành, các chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, chữa những người kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm hay lao động quá sức.