Những thông tin bạn cần biết về tình trạng rối lọan cơn ác mộng

Rối loạn cơn ác mộng là dạng rối loạn giấc ngủ do các trải nghiệm bất thường xuất hiện khi bạn vừa chợp mắt, đang ngủ hay khi tỉnh dậy. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng sống của người bệnh

Tình trạng rối lọan cơn ác mộng
Tình trạng rối lọan cơn ác mộng

Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những thông tin về tình trạng rối lọan cơn ác mộng!

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƠN ÁC MỘNG

Ác mộng là một giấc mơ kinh hoàng kèm theo các cảm giác tiêu cực, như việc lo âu và nỗi sợ có thể đánh thức bạn. Ác mộng thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào, và đa số cơn ác mộng thường vô hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tâm lý.

Ác mộng bất đầu xuất hiện ở trẻ em từ 3 đến 6 tuổi và giảm dần cho đến 10 tuổi. Trong quá trình dậy thì, nữ thường gặp các cơn ác mộng nhiều hơn nam. Một vài trường hợp gặp ác mộng ở người lớn và trong suốt cuộc đời.

Mặc dù tỷ lệ người gặp ác mộng là phổ biến nhưng người có tình trạng rối loạn cơn ác mộng lại hiếm. Rối loạn cơn ác mộng là khi ác mộng diễn ra thường xuyên, gây mệt lả, ngủ chập chờn, gây khó khăn trong sinh hoạt vào ban ngày và khiến người bệnh không muốn ngủ vì ác mộng.

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn cơn ác mộng còn được bác sĩ biết đến với cái tên mất ngủ giả (parasomnia) – dạng rối loạn giấc ngủ do các trải nghiệm bất thường xuất hiện khi bạn vừa chợp mắt, đang ngủ hay khi tỉnh dậy. Ác mộng thường xuất hiện ở giai đoạn giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM). Nguyên nhân chính xác của ác mộng đến nay chưa rõ.

Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng thành phố Hồ Chí Minh cho biết ác mộng có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Lo âu hay căng thẳng: Đôi khi căng thẳng ở cuộc sống thường nhật, như vấn đề ở trường học hay nơi làm việc, gây ra ác mộng. Hay việc mất đi hoặc chia tay người mình yêu thương cũng có thể là nguyên nhân. Trải qua giai đoạn lo âu thường làm tăng nguy cơ gặp ác mộng.
  • Chấn thương: Ác mộng có thể gặp sau khi trải qua tai nạn, chấn thương, lạm dụng thể xác hay tình dục. Ác mộng thường xuất hiện trong giai đoạn rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
  • Ngủ thất thường: Thay đổi giờ giấc ngủ nghỉ có thể gây ra rối loạn giấc ngủ và thời điển thức dậy gây xáo trộn chất lượng giấc ngủ làm tăng nguy cơ gặp ác mộng. Chứng mất ngủ làm tăng nguy cơ gặp ác mộng.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, như thuốc chống trầm cảm, điều hòa huyết áp, chẹn beta và thuốc trị bệnh Parkinson hay giúp cai thuốc lá có thể gây ra ác mộng.
  • Lạm dụng rượu bia hay thuốc kích thích có thể gây ra ác mộng.
  • Truyện hay phim ảnh kinh dị: Với một vài người, xem phim ảnh kinh di trước khi ngủ có thể gặp ác mộng sau đó.

Ngoài ra, bệnh trầm cảm hay các vấn đề rối loạn tâm lý khác có thể gây ra ác mộng. Các vấn đề sức khỏe như ung thư hay bệnh tim, hoặc các rối lọan về giấc ngủ khác có thể liên quan đến tình trạng gặp ác mộng.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Khi nửa cuối giấc ngủ của bạn xuất hiện ác mộng. Nó có thể xuất hiện ít hơn hay thường xuyên hơn, thậm chí là diễn ra rất nhiều lần khi đang ngủ. Các giai đoạn thường rất ngắn, nhưng nó khiến bạn thức giấc và khó vào lại giấc ngủ.

Cơn ác mộng có thể bao gồm các yếu tố sau:

  • Giấc mơ của bạn rất sinh động, như đang ở thế giới thực nhưng cũng rất kinh khủng
  • Nội dung giấc mơ thường liên quan đến việc sự an tòan và tính mạng, hoặc có thể trong giấc mơ có các hình ảnh rùng rợn khác
  • Giấc mơ làm bạn thức giấc
  • Bạn cảm thấy sợ hãi, lo âu, tức giận, buồn bã và kinh khủng với giấc mơ của mình
  • Đổ nhiều mồ hôi và tim đập nhanh khi đang ngủ
  • Bạn có thể thuật lại cơn ác mộng của mình và kể lại chi tiết về nó
  • Giấc mơ làm bạn lo âu và ngăn bạn chợp lại trở lại

Cơn ác mộng có thể rối loạn khi bạn có các biểu hiện sau:

  • Ác mộng xuất hiện thường xuyên
  • Lo âu căng thăng càng nhiều gây ảnh hưởng cho cuộc sống, hay lo sợ về việc khi ngủ sẽ gặp lại ác mộng
  • Vấn đề về trí nhớ, hay bạn không thể ngưng nghĩ về những hình ảnh trong giấc mơ
  • Ngủ ngày, mệt mỏi, uể oải
  • Hiệu suất làm việc thấp và giao tiếp xã hội kém đi
  • Vấn đề về hành vi liên quan đến giấc ngủ hay nỗi sợ bóng tối

Việc có một đứa trẻ bị rối lọan cơn ác mộng có thể gây mất ngủ đặc trưng hay lo âu cho bệnh nhân và người chăm sóc.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH RỐI LOẠN CƠN ÁC MỘNG

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh rối loạn cơn ác mộng có thể áp dụng là:

  • Điều trị y khoa: Nếu ác mộng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe của bạn, việc điều trị sẽ là giải quyết các vấn đề sức khỏe đang gặp phải.
  • Điều trị lo âu căng thẳng: Nếu là vấn đề về sức khỏe tâm lý, như căng thẳng, lo âu, góp phần gây ra ác mộng, bác sĩ sẽ dùng các biện pháp giảm stress cũng như liệu pháp phù hợp và phối hợp với chuyên khoa tâm lý.
  • Liệu pháp tưởng tượng diễn tập (imagery rehearsal therapy): Thường áp dụng cho trường hợp bệnh nhân stress sau hậu chấn (PTSD), liệu pháp này sẽ giả lập thay đổi kết thúc về cơn ác mộng lúc bạn thức giấc, để nó không còn ám ảnh nữa. Liệu pháp này nhằm giúp giảm đi tần suất xuất hiện cơn ác mộng trong giấc mơ của bạn.

Cũng theo chia sẻ từ bác sĩ, thuốc điều trị thường ít được sử dụng để điều trị ác mộng. Tuy nhiên, sẽ cần dùng thuốc đối với các bệnh nhân bị rối loạn cơn ác mộng do stress sau hậu chấn (PTSD).