Những lưu ý về bệnh trầm cảm không điển hình từ Bs Trường Dược Sài Gòn

Nếu như bệnh trầm cảm là một căn bệnh có khá nhiều người mắc phải thì bệnh trầm cảm không điển hình lại là một căn bệnh hiếm gặp và thường có những triệu chứng khác biệt

Bệnh trầm cảm không điển hình
Bệnh trầm cảm không điển hình

Bài viết này các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ chia sẻ đến bạn đọc về bệnh trầm cảm không điển hình!

BỆNH TRẦM CẢM KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Đa phần các dạng của bệnh trầm cảm đều làm bạn cảm thấy khó hòa nhập với cuộc sống bên ngoài. Tuy nhiên, dạng trầm cảm không điển hình (tên tiếng Anh là Atypical Depression) có thể làm trạng thái trầm cảm của bạn có xu hướng tích cực hơn với các triệu chứng như ăn nhiều, ngủ nhiều, cảm giác như tay và chân của bạn rất nặng hay cảm thấy bị bỏ rơi.

Khác với tên gọi, trầm cảm không điển hình thường không phổ biến. Nó làm ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm xúc hay các vấn đề sức khỏe của bạn. Sinh hoạt thường ngày, và cả suy nghĩ rằng bạn không cần thiết phải tồn tại nữa. Điều trị cho loại trầm cảm không điển hình bao gồm thuốc, liệu pháp tâm lý và thay đổi lối sống.

Nguyên nhân gây bệnh

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết nguyên nhân chính xác của trầm cảm không điển hình hay vì sao bệnh nhân lại có các dạng trầm cảm khác nhau. Trầm cảm không điển hình thường bắt đầu ở lứa tuổi thanh thiếu niên, sớm hơn các dạng trầm cảm khác, và có tính lâu dài.

Cũng như các dạng trầm các, một số yếu tố sau có thể là nguyên nhân như:

  • Sự thay đổi ở não bộ: Các chất dẫn truyền thần kinh không còn bình thường hay thiếu hụt thì các chức năng của receptor ở các dây thần kinh và hệ thần kinh bị ảnh hưởng, dẫn đến trầm cảm.
  • Yếu tố di truyền

Yếu tố nguy cơ

  • Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm, cả là dạng không điển hình hay không, như:
  • Tiền căn bị rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder)
  • Lạm dụng rượu bia và chất kích thích
  • Bị lạm dụng
  • Tuổi ấu thơ không trọn vẹn
  • Các yếu tố ở bản thân, như thiếu tự tin hay phụ thuộc quá mức
  • Các bệnh như ung thư hay bệnh tim
  • Các loại thuốc đang sử dụng như cao huyết áp hay thuốc an thần
  • Môi trường xung quanh

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của trầm cảm rất đa dạng. Tuy nhiên các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Quá phấn khích với các sự kiện mang tính tích cực
  • Tăng cảm giác thèm ăn gây ra tăng cân
  • Ngủ nhiều hơn, thường trên 10 giờ một ngày
  • Cảm giác nặng chân hay tay kéo dài trong ngày – khác với tình trạng choáng váng
  • Nhạy cảm với lời phê bình, gây ảnh hưởng đến mối quan hệ, công việc và hoạt động xã hội của bạn

Một số triệu chứng khác có thể là một phần của trầm cảm không điển hình, như:

  • Mất ngủ
  • Rối loạn ăn uống, như háu ăn, thích nhậu nhẹt, hay kiêng ăn quá mức
  • Gầy gò và sợ tăng cân
  • Đau đầu hay đau ở mắt cá chân

Một vài nghiên cứu cho rằng trầm cảm không điển hình là một rối loạn bao gồm cả rối loạn trầm cảm phản hồi (reactive depressive disorders) gây ra việc phản xạ bất thường với các sự kiện hay biến cố lớn.

Trầm cảm không điển hình có thể xuất phát từ trầm cảm nặng hay nhẹ hoặc kéo dài. Triệu chứng của bệnh trầm cảm không điển hình có thể đan xen với các dạng trầm cảm khác, như trầm cảm u sầu (melanchonic depression) hay trầm cảm lo âu (anxious distress depression).

Ở một vài người dấu hiệu và triệu chứng của dạng trầm cảm không điển hình có thể nghiêm trọng, như tự tử hay không thể sinh hoạt bình thường được.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM KHÔNG ĐIỂN HÌNH

Bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, để điều trị bệnh trầm cảm không điển hình có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý hoặc cho bệnh nhân dùng thuốc, cụ thể:

Sử dụng thuốc

Sau khi đã cân nhắc về các lợi ích, nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc. Bác sĩ sẽ dùng các loại thuốc sau:

  • Chẹn oxy hóa amine đơn dòng (MAOIS): Là thuốc chống trầm cảm lâu đời và có các tác dụng phụ nghiêm trọng, tuy vậy vẫn có tác dụng tốt với trầm cảm không điển hình, và khi dùng phải theo hướng dẫn của bác sĩ do thuốc có tương tác với một số thuốc khác.
  • Các loại thuốc chống trầm cảm khác

Bạn có thể cần dùng nhiều loại thuốc khác nhau để xem thuốc nào có tác dụng hiệu quả cho bạn nhất. Vả điều naỳ cần sự kiên nhẫn để thấy được hết tác dụng điều trị cũng như tác dụng phụ của các loại thuốc lên cơ thể bạn.

Liệu pháp tâm lý

Bao gồm việc phân tích về tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn và các khó khăn cần phải đối mặt. Thông qua cuộc trò chuyện với bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, bạn có thể:

  • Học cách nhận biết và thay đổi các hành vi không tốt
  • Hiễu biết thêm về các trải nghiệm cũng như các mối quan hệ
  • Tìm ra phải pháp vể đối mặt và giải quyết vấn đề
  • Tìm ra mục tiêu thực sự của bạn
  • Lấy lại sự tự tin và điều tiết cuộc sống
  • Giúp giảm nhẹ các triệu chứng của trầm cảm như tuyệt vọng hay giận giữ

Như một phần cùa việc điều trị, rất quan trọng để xác định các vấn đề có liên quan đến trầm cảm không điển hình như lo âu hay dùng rượu bia để hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.