Những loại lá nào mà người bệnh thủy đậu có thể dùng để tắm?

Để giải quyết tình trạng khó chịu do bệnh thủy đậu gây ra, đồng thời làm khô các nốt mụn và hạn chế chúng để lại sẹo, bệnh nhân có thể sử dụng các loại lá để tắm mỗi ngày

Trẻ bị thủy đậu
Trẻ bị thủy đậu

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các thầy thuốc Y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn các loại lá người bệnh thủy đậu có thể dùng để tăm!

CÁC LOẠI LÁ NGƯỜI BỆNH THỦY ĐẬU NÊN DÙNG ĐỂ TẮM

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh thủy đậu nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các nốt mụn trên da có thể lan rộng sang vùng da lành khác, chẳng hạn da mặt, đầu và tứ chi, để lại sẹo. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các nốt mụn xuất hiện trên da nhiều hoặc ít. Để giải quyết tình trạng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời làm khô các nốt mụn và hạn chế chúng để lại sẹo, bên cạnh việc dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể sử dụng các loại lá sau đây tắm mỗi ngày.

Tắm nước lá kinh giới

Theo dân gian, lá kinh giới có chứa nhiều dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết đối với da, có tác dụng làm mát da, thanh lọc và giải độc cơ thể. Chính vì vậy, chúng thường được sử dụng để điều trị triệu chứng mẩn ngứa và nổi mụn nước do bệnh thủy đậu gây nên.

Cách làm như sau:

  • Sử dụng 50 gram lá kinh giới tươi hoặc khô đều được
  • Cho vào nồi, thêm 1,5 lít nước và đun sôi
  • Chờ nước nguội hoặc pha thêm nước và dùng nước thuốc này tắm

Bệnh nhân nên thực hiện phương pháp dân gian này mỗi ngày để giảm nhanh triệu chứng ngứa và giúp các nốt thủy đậu kết vảy nhanh.

Tắm nước lá chè xanh

Để trả lời cho thắc mắc bị thủy đậu tắm lá gì, bệnh nhân không thể không liệt kê đến lá chè xanh. Đây là nguyên liệu rất đỗi thân thuộc đối với người dân nước ta. Không chỉ được sử dụng với công dụng thực phẩm, lá chè xanh con được biết đến như vị thuốc tự nhiên giúp làm lành vết thương và ngăn ngừa viêm nhiễm nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm cao. Người bệnh có thể chữa bệnh thủy đậu tại nhà bằng bài thuốc tắm từ lá chè xanh như sau:

  • Sử dụng một nắm lá chè xanh đem rửa sạch, vò nát và cho vào nồi
  • Sau đó thêm một ít muối hạt và đun sôi
  • Lọc lấy nước thuốc và pha thêm nước lọc để làm nguội, dùng nước này tắm

Mẹo dân gian chữa bệnh thủy đậu bằng tắm nước lá chè xanh để mang lại kết quả điều trị tốt, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ tuần.

Tắm nước lá sầu đâu

Lá sầu đâu hay còn gọi là lá Neem, lá xoan Ấn Độ, thường được dân gian sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh ngoài da. Nhờ đặc tính kháng viêm và chống khuẩn, loại nguyên liệu này còn được dùng như bài thuốc tắm chữa bệnh thủy đậu.

Cách thực hiện như sau:

  • Hái 300 gram lá cây sầu đâu đem rửa sạch và đun chúng với 1 lít nước
  • Sau khi nước sôi khoảng 30 phút, tắt bếp và lọc lấy nước
  • Pha thêm nước lọc hoặc chờ nước trở lại nhiệt độ bình thường, dùng tắm

Dùng nước lá sầu đâu tắm mỗi ngày sẽ giúp thúc đẩy làm lành vết thương, đồng thời giúp giảm ngứa.

Tắm nước lá tre

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn, lá tre có tính lành và vị ngọt nhạt, tác dụng vào hai kinh tâm và phế. Chính vì vậy, chúng thường có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giảm sốt. Bên cạnh đó, các hoạt chất chứa trong lá tre cũng có tác dụng chữa viêm loét và hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu.

Bên cạnh bài thuốc sắc chữa bệnh thủy đậu từ lá tre, người bệnh cũng có thể áp dụng cách tắm chữa bệnh sau đây:

  • Hái một nắm lá tre, rửa sạch và vò nát
  • Sau đó cho vào nồi, thêm nước và đun sôi
  • Lọc lấy nước và pha thêm nước rồi tắm

Thực hiện bài thuốc chữa bệnh thủy đậu bằng tắm lá tre mỗi ngày, giúp tổn thương da mau lành và giảm ngứa.

Tắm nước lá mướp đắng

Lá mướp đắng mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Không chỉ giúp giải độc, giải nhiệt cơ thể, nguyên liệu tự nhiên này còn góp phần làm đẹp và mềm mịn da, đồng thời giúp kiểm soát triệu chứng ngứa và làm lành vết thương nhanh.

Cách làm dưới đây:

  • Sử dụng một nắm lá mướp đắng và một nắm lá kinh giới đem giã nát
  • Vắt lấy nước, pha với nước ấm và một ít muối dùng để tắm

Khi bị thủy đậu, bệnh nhân nên áp dụng cách làm này mỗi ngày, chỉ sau thời gian ngắn bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền uy tín

CẦN LƯU Ý GÌ KHI CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU BẰNG TẮM NƯỚC LÁ?

Theo chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Trong quá trình điều trị bệnh thủy đậu bằng tắm nước các loại lá, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:

  • Nước lá có thể gây dị ứng và kích ứng bệnh phát triển trên diện rộng. Vì thế, người bệnh nên lấy ít nước và thử trước. Nếu thấy da xuất hiện triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, phát ban,… bệnh nhân không nên sử dụng. Ngược lại, nước tắm an toàn trên da, người bệnh có thể dùng để điều trị bệnh thủy đậu
  • Các loại lá tắm chữa bệnh đều có nguồn gốc tự nhiên lành tính. Vì vậy, thời gian chữa trị thường kéo dài. Do đó, bệnh nhân nên kiên trì
  • Nên tìm nguồn nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng để tránh tình trạng sử dụng lá còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, gây hại cho da và khiến bệnh chuyển nặng
  • Nước tắm không quá nóng hoặc quá nguội, đồng thơi tỷ lệ pha giữa nước lá và nước cần phù hợp để làm tăng tác dụng điều trị

Ngoài việc thủy đậu nên tắm lá gì và những lưu ý trong quá trình sử dụng, người bệnh cũng nên quan tâm đến các vấn đề sau để tránh bệnh lây nhiễm và gây biến chứng nặng nề:

  • Cần thăm khám sớm khi bệnh xuất hiện những triệu chứng đầu tiên
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Quần áo nên giặt sạch sẽ. Vì bệnh có thể lây qua người khác nên bệnh nhân không nên giặt quần áo chung với gia đình. Tốt nhất nên sử dụng thau giặt và đồ dùng cá nhân riêng.
  • Tránh tiếp xúc với người khác khi các nốt thủy đậu chưa đóng vảy
  • Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết
  • Nên kiêng nước, kiêng gió

Những thông tin nêu trên đã giúp người bệnh giải đáp được phần nào thắc mắc. Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ mang tính truyền miệng và chưa được nghiên cứu. Do đó, hiệu quả chữa bệnh thủy đậu còn phụ thuộc vào từng đối tượng sử dụng. Vì vậy, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị dân gian nào, để tránh tác dụng phụ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ.