Nhận biết bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi như thế nào?

Hiện nay bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi nếu không được phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh

Vì sao nhiều người trẻ tuổi bị gai cột sống?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hầu hết các trường hợp gai cột sống ở người trẻ tuổi thường xuất phát từ lối sống hiện đại, lười vận động hay do tính chất công việc là phải ngồi nhiều. Hiện tại người trẻ tuổi dành phần lớn thời gian sử dụng máy tình hoặc là điện thoại. Điều này khiến tư thế cột sống và đĩa đệm bị ảnh hưởng, hậu quả là gây nên tình trạng gai cột sống hoặc các bệnh lý về cột sống khác.

Áp lực công việc, stress, căng thẳng kéo dài cũng khiến đĩa đệm cột sống bắt đầu suy yếu và không thể hoàn thành các chức năng vốn có. Khi đó, các khớp xương bị ma sát với nhau dẫn đến sự hình thành nhiều gai xương nhỏ.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không phù hợp hay thường sử dụng thức ăn nhanh hoặc ăn uống thiếu dưỡng chất cũng khiến cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Điều này cũng góp phần tăng nguy mắc bệnh cơ gai cột sống.

Ngoài ra, tình trạng lắng đọng canxi, chấn thương khi chơi thể thao hay tai nạn, các bệnh xương khớp mãn tính cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai cột sống. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn ví dụ như chèn ép dây thần kinh, thoái hóa đốt sống hoặc thậm chí là tàn phế.

Gai cột sống ở người trẻ có nguy hiểm không?

Cũng theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, đa số người trẻ tuổi đều chủ quan rằng sức khỏe của bản thân rất tốt và không cần thăm khám cũng như tiến hành điều trị. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng, nếu không được khám và điều trị kịp thời, bệnh gai cột sống có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt.

Ngoài ra, bệnh còn có thể dẫn đến:

  • Hẹp cột sống dẫn đến việc ảnh hưởng đến các dây thần kinh tủy sống, gây đau lưng kéo dài đến 2 bàn chân.
  • Viêm khớp dẫn đến việc đau, tê, mất phối hợp tứ chi, mất khả năng cân bằng.
  • Vẹo cột sống hoặc bại liệt.
  • Một số biến chứng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không có biện pháp điều trị hợp lý.

Các dấu hiệu nhận biệt bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi

Gai cột sống thường có kích thước chỉ vài mm nên không gây ảnh hưởng đến các rễ thần kinh. Điều này khiến cho các dấu hiệu bệnh xuất hiện không rõ ràng và gây khó khăn cho công tác chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát các thay đổi của cơ thể, người bệnh vẫn có thể nhận thấy:

Thoái hóa đốt sống cổ: Trong các trường hợp nhẹ các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Cứng cổ và đau đặc biệt là khi xoay hoặc di chuyển cổ.
  • Thường xuyên đau đầu hoặc choáng váng.
  • Đau vai gáy hoặc cánh tay.
  • Không có khả năng quay đầu hoặc uốn cong cổ một cách hoàn toàn.
  • Xuất hiện âm thanh lạ khi xoay hoặc cử động cổ.

Các triệu chứng gai cột sống cổ thường nghiêm trọng vào buổi sáng và cuối ngày. Đôi khi nghỉ ngơi hoặc ngủ đủ giấc cũng có thể cải thiện các triệu chứng.

Gai cột sống thắt lưng: Hầu hết các tình trạng gai cột sống ở người trẻ tuổi đều phải mất một khoảng thời gian tương đối mới nhận thấy được các dấu hiệu của bệnh. Các triệu chứng thường gặp là cứng khớp và đau nhẹ nếu một thời gian không cử động hoặc di chuyển. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện bao gồm:

  • Đau nhói khi di chuyển cột sống.
  • Gặp khó khăn trong việc đi lại và mất khả năng phối hợp tứ chi.
  • Đau nhói hoặc tê ở cánh tay, bàn tay hoặc bàn chân.
  • Thường có các hành động phản xạ ngoài tầm kiểm soát.
  • Co thắt cơ bắp.
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột dẫn đến đại, tiểu tiện mất tự chủ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *