Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh

Trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, dẫn đến các vấn đề về rối loạn hành vi, thậm chí chậm phát triển về tâm thần trí lực khi trẻ lớn lên.

rầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con

Trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con

Nguyên nhân trầm cảm sau khi sinh

Bác sĩ Trần Anh Tú – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ rằng những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến trầm cảm sau sinh được xem xét trên một số nguyên nhân chính như:

  • Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh;
  • Sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần đi kèm theo là sự thiếu ngủ sau sinh;
  • Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc;
  • Sự thay đổi trách nhiệm và vai trò của bản thân sau sinh.
  • Ngoài ra còn có những vấn đề liên quan đến giới tính của trẻ, vấn đề tài chính và sự thiếu quan tâm của gia đình. Những sản phụ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Những cảm giác này thường không có căn cứ và khiến họ có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà.

Lo lắng

Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.

Hoảng hốt

Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày, và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.

Căng thẳng

Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra.

Cảm giác bị ám ảnh

Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.

Mất tập trung

Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.

Rối loạn giấc ngủ

Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.

Mất hứng thú tình dục

Mất hứng thú tình dục thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm.

Đào tạo chứng chỉ chăm sóc trẻ nhỏ đạt chuẩn Bộ Y tế

Đào tạo chứng chỉ chăm sóc trẻ nhỏ đạt chuẩn Bộ Y tế

Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng trầm cảm sau sinh

Chuyên gia Trường Dược Sài Gòn cho biết, nguyên tắc điều trị giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu, trong đó người bệnh tập trung cải thiện mối quan hệ với người khác, chủ yếu với chồng và con.

Điều trị tâm lý được ưu tiên bởi vì khi dùng thuốc, người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ. Tuy nhiên, dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại. Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo hướng dẫn, hoạt động này giúp cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khoẻ sinh sản, nhận thức tốt sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh.

Điều quan trọng nhất là người mẹ phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Bạn nên biết đau nhức xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.