Nguyên nhân và biện pháp điều trị đầy bụng khó tiêu buồn nôn dứt điểm

Đầy bụng khó tiêu buồn nôn là triệu chứng có thể được bắt gặp trong nhiều bệnh lý như viêm loét dạ dày, sỏi mật, viêm gan… Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách chữa trị bệnh dứt điểm.

Đầy bụng khó tiêu buồn nôn
Đầy bụng khó tiêu buồn nôn

Hãy theo dõi bài viết sau đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn những thông tin về tình trạng đầy bụng khó tiêu buồn nôn dứt điểm!

NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TÌNH TRẠNG ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU BUỒN NÔN

Hiện tượng đầy bụng khó tiêu buồn nôn có thể xuất phát từ những nguyên nhân thông thường nhưng cũng có khi là dấu hiệu của bệnh lý.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các vấn đề y tế gây đầy hơi khó tiêu buồn nôn thường bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh xảy ra khi các niêm mạc ở dạ dày và phần đầu của ruột non (tá tràng ) bị viêm và xuất hiện vết trợt loét. Điểm đặc trưng của bệnh là đau ở trên rốn, đầy hơi, ăn không tiêu, buồn nôn hoặc ói mửa, nóng rát ở khu vực thượng vị, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày: Hp là loại vi khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường axit của dạ dày. Loại vi khuẩn này có khả năng lây lan thông qua tiếp xúc nước bọt, phân hoặc dùng chung các dụng cụ nội soi đường tiêu hóa. Không chỉ gây khó tiêu buồn nôn, chúng còn khiến dạ dày bị viêm loét, thậm chí phát triển thành ung thư.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng axit và dịch vị bên trong dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của dạ dày khiến thức ăn lâu tiêu, đầy bụng, ợ chua, khó thở. Axit trong dạ dày cũng có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản và cổ họng gây cảm giác nóng rát, buồn nôn.
  • Bệnh về tuyến tụy: Tuyến tụy là cơ quan chịu trách nhiệm sản xuất men hỗ trợ tiêu hóa. Khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, chất thải trông nhờn như váng mỡ là những hậu quả tất yếu khi sức khỏe của tuyến tụy có vấn đề.
  • Bệnh sỏi mật: Túi mật là nơi cung cấp dịch mật cho ruột non nhằm phân hủy chất béo, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi bị sỏi mật bệnh có thể gây ra những cơn đau cấp tính ở mạn sườn phải dẫn đến buồn nôn, nôn ói. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện đặc trưng như đầy bụng khó tiêu buồn nôn biếng ăn, sợ mỡ. Đôi khi còn có thể bị sốt.
  • Viêm gan: Khi bị viêm gan, khả năng tổng hợp và sản xuất dịch mật bị giảm sút đáng kể khiến cho bệnh nhân ăn uống lâu tiêu, buồn nôn. Một số triệu chứng khác đi kèm như vàng da, phân màu xám, ngứa da, đau bụng.

Các nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu buồn nôn khác:

  • Thói quen ăn uống không hợp lý: Ăn quá nhanh, quá no, vừa ăn vừa nói chuyện, ăn nhiều đồ chiên xào khiến đường tiêu hóa bị quá tải.
  • Cơ thể không dung nạp được đường lactose có trong sữa và một số sản phẩm từ sữa
  • Căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng tiêu cực đến các dây thần kinh chỉ huy hoạt động tiêu hóa.
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và một số loại tân dược khác
  • Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá

DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP KHI ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU BUỒN NÔN

Đầy bụng khó tiêu buồn nôn là một trong những vấn đề ở đường tiêu hóa rất nhiều người đang phải chịu đựng. Hiện tượng này có những dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • Bụng trên có cảm giác căng tức, khó chịu nhất là sau khi ăn xong
  • Cảm giác vẫn còn no, thức ăn chưa được tiêu hóa hết dù đã cách bữa ăn khá xa
  • Xì hơi, ợ hơi, ợ nóng hoặc ợ chua
  • Buồn nôn, có khi nôn cả ra ngoài, cổ họng có cảm giác nóng rát, miệng chua do axit trong dạ dày trào ngược lên trên.
  • Dạ dày co thắt từng cơn gây đau bụng âm ỉ. Cảm giác đau có xu hướng ngày càng tăng mạnh và khiến bụng nóng lên.
  • Đôi khi người bệnh còn bắt gặp các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn như ói ra máu, mất cảm giác thèm ăn, sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.

Những triệu chứng trên kéo dài đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có hướng chữa trị sớm.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ CHỮA ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU BUỒN NÔN

Thuốc tây trị đầy hơi khó tiêu buồn nôn

Dưới đây là chia sẻ từ Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh về một số thuôc tây trị đầy hơi khó tiêu buồn nôn.

Thuốc ức chế bơm proton:

  • Công dụng: Chống tích khí trong dạ dày, giải phóng lượng khí dư thừa ra ngoài
  • Thuốc thường dùng: Omeprazol, Lansoprazole hay Rabeprazol Esomeprazol
  • Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu, tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn.

Thuốc ổn định hoạt động co bóp của dạ dày:

  • Công dụng: Làm tăng lực co bóp của dạ dày nhằm đẩy thức ăn xuống ruột non nhanh hơn, từ đó giảm cảm giác đầy hơi khó tiêu buồn nôn.
  • Thuốc thường dùng: Metoclopramid hoặc Domperidon
  • Tác dụng phụ: Bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, đi tiểu nhiều, chóng mặt, đau vú, rối loạn chu kì kinh nguyệt.

Men tiêu hóa:

  • Công dụng: Bổ sung men tiêu hóa và lợi khuẩn giúp hỗ trợ đường ruột tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
  • Thuốc thường dùng: Neopeptin, Enterogermina, Alipase, Festal…
  • Tác dụng phụ: Việc lạm dụng men tiêu hóa có thể gây lệ thuộc, mất dần chức năng bài tiết men ở một số cơ quan.

Các loại thuốc chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn khác:

Trong trường hợp mắc kèm theo các bệnh lý khác, bạn có thể được chỉ định thêm một số thuốc khác như:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm
  • Kháng sinh
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Cách chữa khó tiêu buồn nôn đầy bụng tại nhà

Một số mẹo tự nhiên dưới đây có thể giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu bạn đang gặp phải:

Uống nước chanh muối: Chanh giúp bổ sung một lượng lớn axit giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm khó tiêu đầy bụng, làm rỗng dạ dày nhanh hơn khiến bạn bớt buồn nôn, khó chịu. Trong khi đó, muối lại giúp sát khuẩn, làm mau lành viêm nhiễm ở dạ dày và đường ruột.

  • Bạn lấy 200ml nước ấm pha chung với 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa đường và 1/2 thìa muối
  • Uống trước các bữa ăn khoảng 30 phút

Trị khó tiêu, buồn nôn bằng baking soda: Chứa thành phần sodium bicarbonate, baking soda có khả năng trung hòa axit dạ dày, cải thiện các triệu chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

  • Lấy 1/4 muỗng baking soda đem pha với 1 ly nước ấm
  • Quậy hỗn hợp cho tan và uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng
  • Mỗi ngày dùng 2 lần.

Dùng bạc hà: Bạc hà chứa methol có tác dụng làm thư giãn cơ ruột, giảm đau bụng, đánh tan khí hơi trong dạ dày và kích thích tiêu hóa. Do đó, dân gian thường dùng thảo dược này làm thuốc chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn.

  • Nhai 1 – 2 lá trà tươi và nuốt cả nước lẫn bã
  • Hoặc thêm lá bạc hà vào trong nước sôi, để khoảng 15 phút rót ra dùng thay trà hàng ngày. Mỗi ngày uống 3 – 4 cốc nhỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *