Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp trị bệnh nổi mề đay

Mề đay gây nên các nốt ban đỏ ở một vùng nào đó trên cơ thể hoặc toàn thân, rất ngứa ngáy. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?

Bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay là tình trạng da nổi nốt mẩn và ngứa nhiều hoặc ít, màu hồng hoặc xanh trắng, không đều thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ, thức ăn, hoặc nhiễm virus… Bệnh có liên quan đến hệ thống miễn dịch, dẫn đến sự gia tăng chất trung gian hóa học histamin. Theo thống kê y tế thì cứ 100 người sẽ có 15 – 20 người bị nổi mề đay và dễ tái phát bệnh nhiều lần trong đời. Đặc biệt phụ nữ thường dễ bị bệnh nổi mề đay hơn nam giới và phổ biến nhất là ở độ tuổi 20 – 40.

NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH NỔI MỀ ĐAY

Nguyên nhân gây bệnh

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, muốn biết bệnh nổi mề đay và cách chữa trị thì cần phải xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay là bệnh gì: Di truyền; sức đề kháng yếu nên khó chống lại các tác nhân gây bệnh mề đay; tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu thay đổi đột ngột hoặc độ ẩm quá cao; dị ứng với thực phẩm; dị ứng thuốc; ký sinh trùng, vi khuẩn, virus trong cơ thể; tâm lí: căng thẳng, stress, lo âu, áp lực trong thời gian dài

Triệu chứng thường gặp

Ngứa ở da: Đây là triệu chứng bệnh mề đay đầu tiên và thường thấy, việc nổi mề đay khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Đôi khi hiện tượng ngứa này còn đi kèm cảm giác nóng rát khiến người bệnh không kiểm soát được việc gãi và gây ra các tổn thương cho da làm gia tăng nguy cơ bội nhiễm.

Xuất hiện vết sần phù: Những vết này có giới hạn khá rõ, có hình dạng không đều nhau hoặc cũng có thể là hình tròn với các kích thước khác nhau. Quan sát vết sần phù bạn sẽ thấy ở vùng trung tâm của nó có màu trắng, vùng ngoại vi có màu hồng nhạt, dùng tay ấn vào có cảm giác căng cứng. Hiện tượng nổi sẩn có thể chỉ ở một vùng giới hạn nhưng cũng có khi lan khắp cơ thể và tạo thành mảng sưng phù lớn. Nếu ở giai đoạn đầu của bệnh thì nốt này sẽ tự lặn mất sau vài phút hoặc vài giờ mà không để lại dấu vết nào đồng thời nếu không gãi cũng không gây ra tổn thương trên da. Chúng có thể nổi ở chỗ này và lặn ở chỗ khác.

Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, gió lạnh, hiện tượng nổi mề đay thường xuyên tái phát và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐAY

Chữa mề đay bằng Tây y

Thuốc kháng histamin dùng để phòng ngừa nổi mề đay, các trường hợp bị dị ứng thuốc và điều trị phát ban mề đay.

Nhóm thuốc leukotrien được chỉ định với những bệnh nhân bị nổi mề đay có kèm theo bệnh hen suyễn.

Thuốc doxepin có tác dụng điều trị ngứa khi bị mề đay do lạnh, giảm đau tạm thời.

Thuốc Corticoid được chỉ định khi bị tăng bạch cầu toan máu hoặc nổi mày đay phù mạch.

Nhóm thuốc methotrexate được chỉ định với những bệnh nhân đã điều trị bằng cyclosprorin nhưng không khỏi…

Chữa mề đay bằng Đông y

Thuốc để điều trị bệnh theo Đông y thường gồm thuốc uống và thuốc ngâm tắm. Thuốc uống nhằm tiêu viêm, điều hòa nội tiết tố, giải độc tố, thanh nhiệt, mát gan,chống bị dị ứng. Thuốc ngâm tắm nhằm kháng khuẩn, tiêu viêm trên bề mặt da và tái tạo da sức sống cho da về trạng thái ban đầu.

Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn một số bài thuốc Đông y chữa nổi mề đay:

Chữa nổi mề đay bằng bài thuốc từ quả dứa: Theo các Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ thì đây là cách chữa bệnh nổi mề đay khá hiệu quả bởi dứa có chứa chất Bromelain có khả năng làm giảm hiện tượng sưng do nổi mề đay. Bạn hãy đè bẹp một ít dứa tươi hoặc dứa đông lạnh rồi đặt nó vào một chiếc khăn bông mỏng. Tiếp đó, bạn hãy kéo bốn góc của khăn với nhau rồi buộc chúng lại bằng một sợi dây cao su và dùng nó chà xát lên trên vết nổi mề đay. Sau khi sử dụng xong lần đầu tiên, bạn có thể cất giữ nó trong một hộp kín và để vào tủ lạnh dùng cho các lần tiếp theo nhưng lưu ý nên thay dứa sau 24h sử dụng.

Cách chữa bệnh nổi mề đay bằng bài thuốc từ lá khế: Đây là bài thuốc dân gian đã được lưu truyền qua nhiều đời và thực tế chứng minh là có hiệu quả. Lá khế có tính bình, sáp, có tác dụng giải độc và trị phong nhiệt, từ đó loại bỏ hiệu quả tình trạng nổi mề đay. Thực hiện cách này bạn hãy lấy 100g lá khế đem rửa sạch để khô và cho lên chảo, dùng nhiệt độ vừa phải sao lên cho nóng. Khi đã được, bạn lấy ra chà xát lên vết mề đay để giảm tình trạng phát ban và ngứa. Hoặc bạn cũng có thể dùng 100 – 200g lá khế rửa sạch đun với 4 – 5 lít nước rồi đổ vào bồn làm nước tắm. Bạn có thể ngâm vết mề đay trong nước và dùng bã lá khế chà xát lên vết ngứa do mề đay.