Một vài dấu hiệu cho biết thai nhi phát triển không bình thường

Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ trải qua những thay đổi đáng kể. Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.

Có những dấu hiệu cảnh báo thai nhi phát triển không bình thường trong bụng mẹ

Có những dấu hiệu cảnh báo thai nhi phát triển không bình thường trong bụng mẹ

Các mẹ bầu đều ao ước con sinh ra được khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai sẽ có những bất ổn mà mẹ bầu không thể lường trước. Sau đây là một vài dấu hiệu được các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ chứng tỏ thai nhi phát triển không bình thường mà mẹ bầu cần lưu ý.

Tức ngực, hô hấp khó khăn

Theo sự phát triển của thai nhi, các cơ quan bên trong người mẹ sẽ bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng như tức ngực, hô hấp khó khăn.

Đây đều là những dấu hiệu bình thường, tuy nhiên, nếu các mẹ bầu cảm thấy những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên thì nên cảnh giác. Bởi đó có thể là dấu hiệu chứng tỏ thai nhi phát triển chậm do thiếu dưỡng khí, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ của bé.

Bề cao tử cung không thay đổi

Mỗi khi các mẹ bầu đến bệnh viện khám theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ kiểm tra số liệu bề cao tử cung. Nếu bề cao tử cung không có sự thay đổi trong thời gian dài, mẹ bầu nhất định phải tiến hành kiểm tra bước tiếp theo để tìm ra nguyên nhân.

Hầu hết trường hợp bề cao tử cung không thay đổi là do thai nhi thiếu dưỡng khí dẫn đến phát triển chậm. Đặc biệt là sau tuần thai thứ 28 của thai kỳ, tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh. Nếu bề cao tử cung của mẹ bầu không có sự thay đổi trong 2 tuần thì đó là tín hiệu nguy hiểm.

Đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ nhỏ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Thai động bất thường

Thai nhi di chuyển trong tử cung của người mẹ là dấu hiệu chứng tỏ sự sống. Bình thường thai nhi sẽ cử động khoảng 3 lần/tiếng, 10 lần/2 tiếng, 30 lần/12 tiếng.

Trong vòng 12 tiếng, thai nhi cử động ít hơn 20 lần chứng tỏ thai nhi thiếu dưỡng khí, cử động ít hơn 10 lần chứng tỏ thai nhi gặp tình trạng nguy hiểm.

Nếu thai nhi đang cử động bình thường nhưng đột nhiên giảm số lần cử động hoặc ngừng hẳn nghĩa là thai nhi thiếu dưỡng khí.

Thời gian dài thiếu dưỡng khí sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não của thai nhi. Do đó, mỗi ngày các mẹ nên đếm số lần cử động của thai nhi vào sáng, trưa, tối để nhận biết tình trạng phát triển của thai nhi.