Một số lưu ý về bệnh chàm môi từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Chàm môi là bệnh bệnh khá phổ biến, nhưng có rất nhiều người vẫn không hiểu hoặc không nắm rõ được những thông tin của bệnh này. Vậy bệnh chàm môi là gì và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả?

Bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi

Hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh chàm môi qua bài viết sau đây!

BỆNH CHÀM MÔI

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tình trạng bệnh chàm phát triển ở môi, vùng quanh miệng được gọi là bệnh chàm môi. Cảm giác đau rát, khó chịu là những gì mà người bệnh cảm thấy khi bị chàm môi. Hiện tượng nứt nẻ da quanh miệng, sau một thời gian thì vùng da đó có thể bị lở loét và bong tróc lên sẽ xuất hiện trong trường hợp bệnh nặng. Cảm giác rất khó chịu và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, ăn uống cũng như các sinh hoạt hàng ngày khi bị chàm môi.

Cảm giác ngứa rát quanh miệng và môi, da vùng môi có dấu hiệu bong tróc, lở loét là những dấu hiệu để phát hiện sớm bệnh chàm môi.

Nguyên nhân gây bệnh

Hai nguyên nhân sau đây là yếu tố chủ yếu khiến bệnh chàm môi xuất hiện:

  • Nguyên nhân ngoại giới: thay đổi thời tiết nóng lạnh, tiếp xúc với một số lá cây gây dị ứng da, tiếp xúc với sâu bọ, côn trùng, tiếp xúc với các chất tẩy rửa, dầu gội…. hay do vết thương do cọ xát là những nguyên nhân gây bệnh chàm môi khi môi tiếp xúc với một số điều kiện bên ngoài.Có một số trường hợp các chị em phụ nữ hay đi xâm môi để làm đẹp và bị dị ứng với mực xăm môi nên lỡ loét, gây ngứa và lột da môi liên tục gây nên bệnh chàm môi khiến cho cuộc sống vô cùng khó chịu.
  • Nguyên nhân nội giới: do thể trạng dị ứng, do rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất, thoặc một số tác nhân gây kích thích khác gây nên bệnh chàm môi.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chàm môi là gì để có biện pháp phòng tránh căn bệnh này hiệu quả.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Da sẽ có biểu hiện ngứa cùng với đó là những vết lở, đường nứt xung quanh môi, miệng gây đau đớn khó chịu khi ăn, khi uống, khi nói, cười… đôi khi có thể bị tróc vảy là những dấu hiệu mỗi khi chàm môi xuất hiện. Có thể nói chàm môi là một ác mộng đối với làn môi.

Làn môi sẽ bị đỏ, khô, rộng và nứt nẻ gây đau đớn nếu bị bệnh chàm môi mãn tính. Chúng thường xuất hiện ở 2 mép môi và nếu không giữ vệ sinh chúng sẽ lan rộng ra.

TÁC HẠI CỦA BỆNH CHÀM MÔI

Bệnh chàm môi là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến vẻ bề ngoài, tâm lý và sự tự tin của người bệnh trong tất cả các vùng chàm. Bởi vì những vết lở loét ở môi, khô, đỏ… khiến làn môi xinh xắn trở lên xấu xí, kém nổi bật và khiến người xung quanh chú ý e dè mặc dù bệnh không gây quá nhiều đau đớn, không khiến người bệnh lo lắng về sức khỏe.

Làn môi sẽ trở lên tái nhợt, thiếu sức sống vì phải kiêng cữ, dùng thuốc, không dùng son môi. Xuất hiện chàm ở môi là một sự xấu hổ ghê gớm, khiến người bệnh mệt mỏi, mất hết sự tự tin và muốn chúng biến mất ngay lập tức dù là nam giới hay phụ nữ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM MÔI

Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, chàm môi là một loại bệnh thuộc dạng mãn tính nhưng nếu như được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hợp lý, kịp thời vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh nên đến ngay phòng khám da liễu tốt để khám và xác định chính xác bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu tình trạng bệnh nặng thêm sẽ rất khó chữa khỏi hẳn được khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh chàm môi ở trên. Nếu để đến khi bệnh nặng mới đi chữa trị sẽ rất khó điều trị khỏi, nhiều người chủ quan dù phát hiện bệnh nhưng vẫn không đi chữa khiến bệnh ngày càng trầm trọng.

Trường hợp không bị bội nhiễm nấm và vi khuẩn:

  • Hydrocortisone 1% là thuốc đặc trị chàm môi, dùng thuốc này bôi lên vùng da bị chàm mỗi ngày 1-2 lần.
  • Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày với việc tăng cường bổ sung các vitamin và dưỡng chất cho cơ thể. B2, B3, B6, B12 và vitamin E là các loại vitamin cần bổ sung nhiều khi bị chàm môi.
  • Để loại bỏ bớt vi khuẩn và sự phát triển của chúng cần thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Sử dụng các loại thuốc như son dưỡng, dầu dừa, dầu oliu… để tăng cường dưỡng ẩm cho da, môi bằng. Không nên dung son đối với những người bị kích ứng với các hóa chất trong son môi.
  • Các loại thực phẩm cay, nóng dễ gây dị ứng cần hạn chế sử dụng. Hành động liếm môi tuyệt đối nên tránh.

Trường hợp bị chàm môi có bội nhiễm vi khuẩn và nấm: Đối với trường hợp này, ngoài cách điều trị bệnh chàm trên, người bệnh cần phải điều trị song song với việc dùng thêm thuốc diệt nấm và vi khuẩn. Bạn phải sử dụng thêm các thuốc thoa diệt nấm (éconazole thoa 2 lần/ngày) hay diệt vi khuẩn (Fucidine thoa 2 lần/ngày) ngoài các hướng dẫn trên trong trường hợp có bội nhiễm nấm, vi khuẩn.

Bạn có thể duy trì chế độ ăn uống bình thường, không kiêng cữ ngoài việc kiêng ăn các thực phẩm cay, nóng. Nhiều trường hợp có thể kéo dài hàng năm trời nếu bệnh đã nặng nhưng bệnh cũng có thể nhanh hết khi phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *