Kỹ thuật viên cần biết về những nội dung Sở Y tế thường kiểm tra phòng xét nghiệm?

Hiện nay các cơ sở khám chữa bệnh đa phần đều có làm kỹ thuật xét nghiệm y học. Do vậy, với chức năng quản lý Nhà nước về mặt Y tế thì Sở Y tế sẽ thường xuyên lập đoàn đi kiểm tra thẩm định các phòng xét nghiệm có đạt chuẩn không?

Các mẫu xét nghiệm (Ảnh: Mang tính chất minh họa)
Các mẫu xét nghiệm (Ảnh: Mang tính chất minh họa)

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn các đoàn làm việc của Sở y tế kiểm tra các phòng xét nghiệm dựa trên các thông thư quyết định của Bộ Y tế để đánh giá phòng xét nghiệm có đạt tiểu chuẩn hay không? Cụ thể, Thông tư 01/2013/TT-BYT Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học. Ngày 18 tháng 11 năm 2016 Quyết định số 6858/QĐ-BYT ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam.

Thông tư 01/2013/TT-BYT có các điểm gì mà Kỹ thuật viên Xét nghiệm Y học cần lưu ý?

Phòng xét nghiệm phải có mục tiêu chất lượng, kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng xét nghiệm.

Sổ tay chất lượng quy trình thực hành chuẩn (SOP).

Thực hiện chương trình nội kiểm có hệ thống ghi chép, lưu trữ, phát hiện sự cố và biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố.

Tham gia các chương trình ngoại kiểm.

Thiết lập hệ thống tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng xét nghiệm, đào tạo.

Phòng xét nghiệm phải phân công ít nhất một nhân viên y tế có chuyên môn ngành kỹ thuật xét nghiệm y học làm quản lý chất lượng xét nghiệm.

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Thông tư tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc và báo cáo về Bộ Y tế định kỳ 6 tháng 1 lần.

Kỹ thuật viên xét nghiệm cần lưu ý gì khi bị kiểm tra?

Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm theo phân tuyến kỹ thuật, phải có danh mục kỹ thuật được Sở Y tế cấp phép.

Có hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, vệ sinh máy xét nghiệm; được treo tại máy hoặc đặt tại vị trí tập trung dễ lấy trong phòng xét nghiệm. Các trang thiết bị khoa xét nghiệm có sổ nhật ký hoạt động và được theo dõi thường xuyên, có ghi rõ số lượt sử dụng, thời gian hỏng hóc, sửa chữa.

Kỹ thuật viên xét nghiệm phải trình bày được việc thực hiện quản lý chất lượng các xét nghiệm như sau:

Thực hiện nội kiểm có hoạt động thống kê, phân tích và tính độ lệch chuẩn.

Bệnh viện có quy định bằng văn bản và thực hiện ngoại kiểm.

Có thực hiện hiệu chuẩn thiết bị xét nghiệm theo định kỳ.

Có hồ sơ sự cố máy, sự cố nội kiểm.

kỹ thuật viên xét nghiệm có chứng chỉ hành nghề chuyên trách/kiêm nhiệm về chất lượng xét nghiệm.

Kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện xét nghiệm
Kỹ thuật viên xét nghiệm thực hiện xét nghiệm

Đoàn thanh tra Sở y tế kiểm tra theo tiêu chí 2429-BYT có các điểm gì cần phải lưu ý?

Kiểm tra theo 12 chương tương ứng với 169 tiêu chí.

Tập trung kiểm tra về nội kiểm, ngoại kiểm, nhân sự, thiết bị, hóa chất.

Kỹ thuật viên xét nghiệm cần phải biết các nguyên tắc xếp loại mức chất lượng theo tiêu chí 2429 như sau:

Chia thành 5 mức: chưa xếp mức, mức 1, mức 2, mức 3, mức 4, mức 5.

Đánh giá theo tiêu chí 2429 thì PXN nên phấn đấu đạt mức mấy?

Mức 3: 65% – <85% điểm tối đa và đạt được toàn bộ các tiêu chí bắt buộc cho mức chất lượng 3 trong bảng kiểm (***)

Quyết định 2429 áp dụng cho những phòng xét nghiệm tuyến nào?

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, co sở y tế có thực hiện xét nghiệm. Không phân biệt tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, các bệnh viện, phòng khám, phòng xét nghiệm tư nhân…Bất kể cơ sở y tế khám chữa bệnh nào có phòng xét nghiệm, có thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm thì đều phải áp dụng.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn