Học Sinh Hoang Mang Trước Quy Định: Giỏi Mới Được Vào Ngành Y

Nhiều em học sinh có nguyện vọng xét tuyển vào ngành Y lo lắng trước quy định học sinh giỏi mới được xét tuyển vào ngành Y trong khi đã tập chung chỉ học các môn xét tuyển

Sinh viên Y khoa thực hành tại một trường Đại học Y

Sinh viên Y khoa thực hành tại một trường Đại học Y

Học sinh hoang mang trước quy định giỏi vào ngành Y

Theo trước đó, công bố của Bộ GD&ĐT về quy chế tuyển sinh năm 2019 dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điểm.

Cụ thể, với nhóm ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, căn cứ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, Bộ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển. Những trường xét học sinh tốt nghiệp THPT, thí sinh phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Điều này khiến nhiều học sinh và giáo viên không khỏi băn khoăn.

Em Cao Viết Huy, đang là học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Hà Nội cho biết:

“Em đang rất lo lắng, em dự định thi khối B và bấy lâu nay thì chỉ tập chung 3 môn Tóa, Hóa, Sinh là chủ yếu, còn các môn khác chỉ học bình thường. Đại học Y là mơ ước của em từ nhỏ, giờ không được thi thì rất tiếc ạ.”

Không chỉ có Huy, mà rất nhiều học sinh khác đang lo lắng trước thông tin này. Bởi học kỳ một vừa kết thúc, kết quả đã có, học kỳ 2 thì muốn ôn tập trọng tâm, nên khó có thể học đều các môn trong thời gian ngắn như kỳ vọng.

Tương tự như Cao Viết Huy – một em học sinh Trường THPT Marie Curie – Quận 3 – TP HCM cũng cho hay:

“Mình đã xác định ngành thi rồi thì việc có được học sinh giỏi hay không cũng không quan trọng nữa. Khi mình học đều thì rất khó để phân bổ thời gian tập trung cho những môn mình tập trung.”

Nhiều ý kiến cho rằng, việc sàng lọc thí sinh để xét tuyển ngành Y bằng học lực lớp 12 là cần thiết. Tuy nhiên, hiện đã bước sang học kỳ 2 nên việc thay đổi đột ngột này sẽ làm xáo trộn việc học cũng như ôn tập cho kỳ thi THPT sắp tới.

Bên cạnh đó, mức độ đánh giá và xếp loại học sinh của từng trường THPT cũng khác nhau, nên nếu dự kiến này được áp dụng sẽ khiến cho không ít học sinh chịu thiệt.

Cô Vũ Việt Nga – Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP. Hà Nội:

Đặc thù của ngành y thì đây là một tiêu chí rất tốt, học sinh khi có tiêu chí vậy sẽ tuyển được những người thực sự có tài. Tuy nhiên thời điểm này đưa ra thì học sinh không đủ thời gian chuẩn bị. Trường Y là tốp đầu rồi nên các em đa phần sẽ học lệch để có thể thi vào.

Đầu tư vào tóan, hóa, sinh, còn các môn khác vẫn sẽ học nhưng chỉ để tốt nghiệp. Nên ít nhất có đưa ra thay đổi thì phải từ đầu năm để các em có sự chuẩn bị.

Cô Võ Ngọc Lê Khanh – Trường THPT Marie Curie, TP Hồ Chí Minh cũng có quan điểm tương tự cho rằng:

Theo tôi được biết thì đánh giá, yêu cầu giữa các trường không giống nhau, đặc biệt là công lập và dân lập nên sẽ không được công bằng lắm cho các em học sinh.

Trường Đại học Y Hà Nội, trường tốp đầu trong cả nước về đào tạo ngành Y. Trường cũng thường xuyên đưa ra các tiêu chí cho phù hợp với yêu cầu xét tuyển của mình.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay lập tức đưa thông tin thay đổi, sẽ làm khó cho thí sinh. Tuyển sinh những thí sinh ưu tú nhất là điều mong mỏi của một trường đặc thù như Đại học Y, tuy nhiên thay đổi thì cần có lộ trình.

GS.TS. Nguyễn Hữu Tú – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội.

 Ngày chăm sóc sức khỏe nên cần phải có đầu vào tốt hơn, nhưng ngay kỳ tuyển sinh năm nay thì hơi gấp đối với các thí sinh. Giờ đã hết học kỳ một rồi nêm dù cố gắng thế nào cũng khó. Đối với ngành Y nói trung, trong các chương trình đào tạo có rất nhiều ngành, nên nếu áp dụng lực học giỏi cho tất cả các ngành là không hợp lý.

Chỉ còn hơn 3 tháng nữa là các thí sinh sẽ phải làm hồ sơ đăng ký. Và hiện là thời điểm chạy đua với kiến thức cho kỳ thi. Bất kỳ một thay đổi nào vào thời điểm này cũng sẽ khiến các thí sinh hoang mang và khó có thể bắt kịp.