Việc cha mẹ không thường xuyên vệ sinh cho trẻ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra ngứa hậu môn ở trẻ em. Ngứa hậu môn không chỉ làm cho trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.
Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu thông tin về ngứa hậu môn ở trẻ em cũng như biết được cách chữa trị cho trẻ.
Contents
Ngứa hậu môn ở trẻ em là bệnh gì thưa Bác sĩ?
Ngứa hậu môn phổ biến ở trẻ em, tình trạng này thường xuất hiện vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Khi trẻ bị ngứa hậu môn sẽ có cảm giác đau đớn, khó chịu khi đi đại tiện làm cho trẻ đi đại tiện khó khăn.
Nếu tình trạng này kéo dài, bé sẽ hoảng sợ và không dám đi đại tiện nữa sẽ càng gây nguy hiểm đến tình hình sức khỏe của trẻ. Khi thấy xuất hiện hiện tượng ngứa hậu môn ở trẻ em, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nên tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em là do đâu thưa Bác sĩ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em mà nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Việc cha mẹ không thường xuyên vệ sinh hậu môn cho trẻ cũng là nguyên nhân cho vi khuẩn phát triển và gây ra ngứa hậu môn ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ngứa hậu môn ở trẻ em mà cha mẹ cần nắm rõ:
– Do viêm nhiễm vùng hậu môn
Viêm nhiễm vùng hậu môn thường gặp ở những trẻ không được vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ mỗi khi đi đại tiện, từ đó sẽ gây ẩm ướt tại hậu môn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát trển khiến cho vùng hậu môn bị viêm nhiễm và ngứa ngáy dữ dội.
- Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ Sài Gòn
Bên cạnh đó, việc cha mẹ sử dụng tã lót cho trẻ trong khoảng thời gian quá dài cũng làm cho vùng hậu môn của trẻ không được khô thoáng, nước tiểu và phân ứ đọng lại sẽ gây ra viêm nhiễm và ngứa hậu môn ở trẻ em.
– Do nhiễm giun kim
Giun kim là một loại giun có kích thước nhỏ, ký sinh trong đường tiêu hóa và hậu môn. Chúng thường đẻ trứng tại rìa hậu môn gây ra tình trạng ngứa hậu môn dữ dội và buổi tối khiến trẻ khó chịu và quấy khóc.
– Do hậu môn trẻ bị dị ứng
Khi trẻ ăn những loại thức ăn lạ hoặc không đảm bảo cũng dễ khiến cho hệ tiêu hóa trẻ trẻ bị ảnh hưởng gây tiêu chảy và gây ngứa hậu môn ở trẻ. Cùng với đó, việc sử dụng các loại xà phòng tắm có chứa chất gây kích ứng da cũng sẽ khiến cho trẻ bị gứa hậu môn.
– Do nứt kẽ hậu môn
Trong trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài, mỗi lần đi đại tiện sẽ rất khó khăn và phải dùng nhiều sức để rặn, từ đó gây nứt kẽ hậu môn và gây đau rát, ngứa hậu môn.
Có những giải pháp được áp dụng điều trị tình trạng ngứa hậu môn ở trẻ em?
Khi trẻ bị ngứa hậu môn cần phải nhanh chóng tìm cách điều trị ngứa hậu môn nhanh chóng để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Dưới đây là một số cách chữa ngứa hậu môn ở trẻ em mà cha mẹ có thể áp dụng:
– Giữ gìn sạch sẽ vụng hậu môn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh cần ngâm rửa hậu môn cho trẻ bằng nước muối ấm pha loãng để loại bỏ vi khuẩn.
– Không nên đóng bỉm, tã cho trẻ quá lâu, nên tập cho trẻ thói quen tự đi vệ sinh để không phụ thuộc vào bỉm, tã, từ đó giảm bớt tình trạng viêm nhiễm gây ngứa hậu môn ở trẻ em.
– Chế độ dinh dưỡng cũng là điều mà cha mẹ nên lưu ý khi chữa ngứa hậu môn cho trẻ. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây, nước trái cây… để hệ tiêu hóa của trẻ được tốt hơn. Hạn chế những đồ ăn không đảm bảo để tránh tình trạng trẻ bị tiêu chảy gây ra ngứa hậu môn ở trẻ.
– Ngứa hậu môn do giun kim gây ra, vì vậy, cha mẹ cần cho trẻ tẩy giun 6 tháng 1 lần theo quy định của bác sĩ.
Phòng ngừa ngứa hậu môn ở trẻ em như thế nào?
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, dùng nước sạch rửa hậu môn trẻ hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần trẻ đi đại tiện hoặc đái dầm.
- Nên tập thói quen xi trẻ vào một thời điểm cố định trong ngày, hạn chế đóng bỉm.
- Nên lựa chọn những quần áo sợi vải mềm, chỉ mặc sau khi đã rửa sạch sẽ và phơi khô để tránh gây kích thích cho trẻ.
- Nếu trẻ bị táo bón, có thể bơm một ít dầu bôi trơn ấm vào hậu môn trước khi trẻ đi đại tiện, cho trẻ ăn nhiều rau củ tươi, uống nhiều nước để giảm bớt đau đớn khi đi cầu.
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 6 tháng đến một năm một lần theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Trẻ có dấu hiệu bị hẹp hậu môn thì bố mẹ của trẻ có thể đeo găng tay và bôi dầu trơn rồi nong hậu môn cho trẻ, cơ vòng hậu môn của trẻ sẽ bị giãn dần.
- Tuỳ từng trường hợp, bố mẹ có thể chữa ngứa hậu môn ở trẻ bằng cách ngâm hậu môn bé vào nước muối khoảng 15 phút hoặc lấy tinh dầu tỏi bôi quanh hậu môn bé để qua đêm,..
- Nếu tình trạng ngứa hậu môn kéo dài thì bố mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ngứa chớ để bệnh tình thêm nặng phải cần đến sự can thiệp của ngoại khoa.