Gấc món quà từ tạo hóa đến tác dụng trị bệnh trong YHCT

Gấc Món Quà Từ Tạo Hóa Đến Tác Dụng Trị Bệnh Trong YHCT

Mẹ thiên nhiên ban tặng cây gấc quý giá cho con người với ý nghĩa không chỉ tô điểm cho các món ăn thêm hấp dẫn mà còn là vị thuốc quý điều trị bệnh trong YHCT.

Gấc món quà từ tạo hóa đến tác dụng trị bệnh trong YHCT
Gấc món quà từ tạo hóa đến tác dụng trị bệnh trong YHCT

Vị thuốc quý đến từ mẹ thiên nhiên

Gấc là loại cây ẩn chứa nhiều công dụng khác nhau: cơm gấc dùng để nấu xôi trong khi các bộ phận khác như hạt, rễ, lá, dây gấc đều là vị thuốc quý.

Trong Y học cổ truyền, cơm quả gấc có vị ngọt, tính bình. Tác dụng bổ tỳ vị, ích can thận, dưỡng khí huyết, sáng mắt… Có tác dụng điều trị các bệnh như: chứng hư nhược, trẻ em còi, chức năng gan yếu, mắt yếu mắt mờ, phụ nữ có thai. Cơm quả gấc được dùng dưới dạng nấu xôi ăn, ép lấy dầu gấc, quả non nấu canh, xào ăn. Đặc biệt, trong cơm cùi quả gấc chứa rất nhiều vitamin A, E góp phần mang đến hiệu quả phòng trị bệnh về tim mạch, mắt yếu, mắt mờ, sa sút trí não.

Rễ gấc (mộc miết căn) có vị đắng, tính mát. Dùng để sắc uống hoặc ngâm rượu, uống ngày 2 lần. Sắc mỗi lần 12-14g có tác dụng giải độc, chỉ thống, tiêu viêm, tiêu thũng, chữa cơ khớp đau nhức.

Hạt gấc (mộc miết tử) có vị ngọt, tính ấm, hơi có độc; mang tác dụng thông huyết ứ, tiêu mụn nhọt, hạch kết, làm mau khỏi chỗ sưng đau. Cách dùng ngâm hạt gấc với dấm có tác dụng chủ trị mụn hạch, quai bị, tràng nhạc hạch đàm kết, cổ có bướu, huyết tích khối rắn chắc sưng đau. Ngâm rượu, bôi trị chứng sang thương huyết ứ bầm tím sưng đau.

Lá gấc (mộc miết diệp): Các Y sĩ y học cổ truyền cho hay, dùng lá gấc tươi đem giã đắp ngoài chữa sưng đau, lá non làm rau, nấu canh hoặc xào ăn, tác dụng bổ mát, nhuận tràng.

Hạt Gấc
Hạt Gấc

Hướng dẫn cách dùng gấc chữa bệnh

– Chữa chứng cước khí: Đem nhân hạt gấc thái lát trộn cám gạo sao vàng ép bỏ dầu tán nhỏ 40g, bột quế 20g. Mỗi lần dùng 8g pha với rượu trắng và nước, uống ngày vài lần cho ra mồ hôi.

– Chữa bệnh trĩ (bị trĩ sưng đau quá mức): Lấy khoảng 2-3 hạt đem giã nát hòa với nước xông rửa và lấy nước đặc bôi lên ngày vài lần.

– Chữa hoàng đản (vàng da): Hạt gấc 2-3 hạt mài với dấm gạo, uống ngày 3lần/30ml nếu tiểu tiện thông lợi được rất hiệu nghiệm.

– Điều trị chứng đan độc anh lựu (ở cổ nổi hạch sưng đau): Nhân hạt gấc 7-9 cái tán nhuyễn hòa với dấm gạo bôi đắp nhiều lần.

– Chữa sán khí (dịch hoàn sưng đau): Nhân hạt gấc 30g hoặc hơn mài với dấm thanh bôi đắp ngày vài lần.

– Điều trị răng lợi sưng đau chảy máu (răng lợi thường viêm sưng đau chảy máu): Hạt gấc giã nhỏ hòa nước ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ đi.

– Điều trị chứng loa lịch (ở cổ phát nổi nhiều hạch sưng đau): Nhân hạt gấc 2 cái ép bỏ dầu hòa với lòng trắng trứng gà chưng thật chín ăn sau bữa cơm. Liệu trình 15 ngày.

– Chữa quai bị: Nhân hạt gấc 40g, đại hoàng 40g, xích tiểu đậu 40g. Các vị tán nhuyễn hòa dầu mè bôi ngày vài lần.

Thầy thuốc đồng thời là giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết, các bộ phận của cây gấc đều có công dụng khác nhau, tuy nhiên cần lưu ý rằng nhân hạt gấc có độc nên dùng chủ yếu bôi đắp ngoài và không được phép dùng cho người hư nhược hoặc không có huyết ứ. Người bệnh nên tham khảo cách dùng của thầy thuốc YHCT và tuân theo liệu trình điều trị để đảm bảo hiệu quả.