Dược sĩ Sài Gòn tư vấn điều trị nhiễm giun đường ruột ở trẻ em

Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em tại các nước đang phát triển trong vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm do tập quán ăn uống và thói quen vệ sinh môi trường kém

Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em
Nhiễm giun đường ruột là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em

Hãy theo dõi bài viết này để được các Dược sĩ Sài Gòn tư vấn biện pháp trị nhiễm giun đường ruột ở trẻ em một cách an toàn hiệu quả!

KHI TRẺ BỊ NHIỄM GIUN ĐƯỜNG RUỘT

Hậu quả của nhiễm giun làm cho niêm mạc đường tiêu hóa bị xâm lấn, tấn công bởi các độc tố gây biếng ăn chậm lớn, giun cắn vào niêm mạc gây chảy máu dải dẳng gây mất máu, suy yếu ở trẻ

Cần tẩy giun cho trẻ nếu xét nghiệm phân có nhiều trứng giun hoặc khi trẻ có biểu hiện nôn ra giun, ỉa ra giun, ngứa hậu môn và khi có biến chứng giun chui ống mật, nhiễm trùng đường mật, áp xe gan, tắc ruột do giun.

Tẩy giun bằng các loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun, ít độc, ít tác dụng phụ. Khi dùng thuốc tẩy giun không cần bắt trẻ nhịn ăn, tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

Để phòng bệnh giun cần vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện, ăn chín, uống nước đã đun sôi, khong đi chân đất để tránh ấu trùng giun móc chui qua da, không để trẻ bò lê dưới đất. Cần giữ gìn và vệ sinh môi trường sống. Sử dụng nguồn nước sạch.

CÁC LOẠI GIUN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

Dưới đây là liệt kê từ Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về các loại giun thường gặp:

Giun Đũa (Ascaris lumbricoides)

Giun đua ký sinh ở ruột non. Giun cái đẻ trứng, trứng phân ra ngoài gây ô nhiễm đất nước. Qua thức ăn, nước, tay bẩn trứng giun theo đường miệng vào ruột, nở thành ấu trùng và trở thành giun trưởng thành.

Khi trẻ bị nhiễm giun đũa thường đau bụng vùng quanh rốn, bụng ỏng, gầy yếu, trẻ có thể nôn ra giun, ỉa ra giun. Biến chứng của giun đũa là gây tắc ruột, áp xe gan, giun chui đường mật.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Trẻ xanh xao, ăn kém ngon.
  • Biểu hiện ở phổi gây ra hội chứng Loeffler: ho đờm có thể lẫn máu, đôi khi sốt. Khi có nhiều ấu trùng vào phế nang và phế quản có thể gây nên viêm phế quản, viêm phổi.
  • Ngoài da: nổi mề đay, phát ban không đặc hiệu.
  • Đường tiêu hóa: đau bụng, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy đôi khi phân mỡ. Giun có thể cuộn thành búi gây tắc ruột, có thể chui vào ống mật gây viêm túi mật, tắc mật, áp-xe gan; chui vào ống dẫn tụy gây viêm tụy, có khi chui qua thành ruột gây viêm phúc mạc.

Chẩn đoán:

  • Soi phân tìm trứng giun đũa
  • Xét nghiệm công thức máu thấy bạch cầu ái toan tăng là dấu hiệu gợi ý

Điều trị:

  • Trên 12 tháng: Mebendazole 100mg (Vermox) 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp
  • Hoặc mebendazole 500mg (Fugacar )1 viên duy nhất.
  • Hoặc Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.
  • Dưới 12 tháng: Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.

Giun Kim (Enterobius Vermicularis)

Giun kim sống ở ruột non, sau đó sống ở ruột già, giun cái đẻ trứng ngay ở rìa hậu môn, gây ngứa hậu môn. Đường lây truyền từ hậu môn hậu môn vào miệng qua tay, quần áo, trứng giun vào ruột phát triển thành giun trưởng thành.

Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, hay quấy khóc do ngứa hậu môn, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng, có thể nhìn thấy giun kim ở hậu môn hoặc ở trong phân. Lứa tuổi nhiễm nhiều nhất là 3 – 7 tuổi. Tỉ lệ nhiễm ở trẻ đi mẫu giáo, nhà trẻ rất cao. Bệnh nhiễm giun kim mang tính chất gia đình.

Triệu chứng lâm sàng:

Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ, thức giấc nửa đêm, khóc đêm, đái dầm, đôi khi tiêu phân lỏng do buổi tối giun hay bò ra ngoài hậu môn đẻtrứng gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Nếu trẻ luôn tay để gãi thì trứng giun có thể dính vào móng tay và khi cầm thức ăn sẽ gây tái nhiễm.

Chẩn đoán:

Tìm trứng giun trong phân qua phương pháp quệt (swab) hoặc dán băng keo vào vùng hậu môn buổi sáng trong vài ngày liên tiếp

Điều trị:

  • Trên 12 tháng: Mebendazole (Fugacar) viên 500mg, 1 viên duy nhất, lặp lại sau 2 tuần.
  • Hoặc Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất, lặp lại sau 2 tuần.
  • Hoặc Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lặp lại sau 2 tuần.
  • Dưới 12 tháng: Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), lập lại sau 2 tuần.
  • Điều trị cùng lúc cho các thành viên trong gia đình để tránh tái nhiễm.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2019

Giun Móc (Ancylostomiasis/Necatoriasis)

Thường gặp ở những trẻ em sống trong các vùng làm rẫy, làm ruộng đi chân đất. Giun móc: giun móc ký sinh ở tá tràng, miệng bám vào niêm mạc ruột để hút máu. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng. Đường lây nhiễm giun móc do ấu trùng từ rau sống, tay bẩn, đất bụi…

Triệu chứng lâm sàng:

  • Toàn trạng chung: mệt mỏi xanh xao, thiếu máu.
  • Ngoài da: nơi ấu trùng xâm nhập rất ngứa ngáy, ửng đỏ, nổi mụn nước.
  • Phổi: gây ra hội chứng Loeffler như giun đũa.
  • Tiêu hóa: đau bụng, ăn không ngon, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đôi khi thấy phân đen.

Chẩn đoán:

  • Dựa vào vùng dịch tễ, bệnh cảnh lâm sàng
  • Soi phân thấy trứng giun móc, có thể thấy hồng cầu.
  • Công thức máu: Hct giảm, Hb máu giảm, bạch cầu ái toan tăng
  • Sắt huyết thanh giảm.

Điều trị:

Trên 12 tháng: Mebendazole 100mg (Vermox) 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp

  • Hoặc Mebendazole 500mg (Fugacar) 1 viên duy nhất
  • Hoặc Albendazole (Zentel) viên 200mg, 2 viên duy nhất.

Hoặc Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ ngày trong 3 ngày liên tiếp.(tối đa 1g/ngày),

Dưới 12 tháng: Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg/ ngày trong 3 ngày liên tiếp. Điều trị thiếu máu kèm theo (nếu có)

Giun Tóc (Trichuris Trichiura)

Giun tóc ký sinh ở ruột già. Đường lây nhiễm là do ăn phải trứng giun trong thức ăn, nước uống vào ruột phát triển thành giun trưởng thành. Khi trẻ bị nhiễm nhiều giun tóc thì mới có biểu hiện rõ các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn.

Nhiễm giun tóc gây ra những rối loạn tiêu hóa không đáng kể nhưng đôi khi có biểu hiện xuất huyết trực tràng và sa trực tràng.

Chẩn đoán:

Chẩn đoán Giun tóc bằng biện pháp Tìm trứng trong phân

Điều trị:

  • Trên 12 tháng: Mebendazole 100mg (Vermox) 1 viên x 2 trong 3 ngày liên tiếp
  • Hoặc mebendazole 500mg (Fugacar )1 viên duy nhất.
  • Hoặc Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.
  • Dưới 12 tháng: Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox), viên 125mg, 11mg/kg (tối đa 1g), liều duy nhất.

Trên đây là những chia sẻ từ Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về điều trị nhiễm giun đường ruột ở trẻ em. Qua bài viết hi vọng bạn có được những kiến thức hữu ích giúp điều trị bệnh hiệu quả.