Dược Sĩ Sài Gòn Chia Sẻ Thông Tin Quan Trọng Về Thuốc Nucofed Cap

Nucofed cap là một thuốc thường được các bác sĩ kê vào các đơn thuốc cho bệnh nhân đường hô hấp. Vậy nucofed cap được dùng khi nào và cách dùng như thế nào?

Thuốc Nucofed cap được dùng để làm giảm triệu chứng ho khan và nghẹt mũi

Thuốc Nucofed cap được dùng để làm giảm triệu chứng ho khan và nghẹt mũi

Dược lực học của thuốc Nucofed cap

Pseudoephedrin là một thuốc có tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp lên các thụ thể adrenergic. Do vậy, Pseudoephedrin giúp làm giảm sung huyết ở đường hô hấp trên.

Codein là là một dẫn xuất của morphin có tác dụng làm giảm ho. Do đó, Codein giúp kiểm soát co thắt do ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành não.

Dược động học của thuốc

Pseudoephedrin là một chất dễ hấp thu qua đường tiêu hoá. Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết thời gian bán hủy khoảng 5-8 giờ. Phần lớn thuốc được bài tiết qua đường tiểu ở dạng không đổi. Tuy nhiên, cũng có một lượng nhỏ Pseudoephedrin qua sữa mẹ.

Theo nghiên cứu khoa học, thời gian bán hủy của codein khoảng 2-4 giờ. Tác dụng giảm ho xuất hiện trong vòng 1-2 giờ và có thể kéo dài 2-4 giờ. Codein được chuyển hoá ở gan và thải trừ qua thận dưới dạng tự do hoặc kết hợp với acid glucuronic. Codein là một dược chất qua được nhau thai và một lượng nhỏ qua được hàng rào máu não.

Thuốc Nucofed cap được chỉ định trong trường hợp nào?

Thuốc Nucofed cap được dùng với mục đích làm giảm triệu chứng ho khan và nghẹt mũi gây ra do các bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, viêm xoang hay bệnh cảm thông thường.

Liều lượng – Cách dùng

  • Thuốc dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1-2 viên mỗi 6 giờ một ngày.
  • Không cho bệnh nhân uống quá 8 viên / ngày.

Chống chỉ định:

  • Những bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị suy hô hấp, ho do suyễn.
  • Bệnh nhân suy gan nặng.
  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành nặng.
  • Bệnh nhân bị loạn nhịp tim.
  • Bệnh nhân đã hay đang dùng IMAO trong vòng 2 tuần trước.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Dược sĩ Sài Gòn lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc

Dược sĩ Sài Gòn lưu ý một số vấn đề khi sử dụng thuốc

Tương tác thuốc

Codein có khả năng gây tương tác với các nhóm thuốc được Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ dưới đây:

  • Một số thuốc làm tăng khả năng ức chế thần kinh trung ương như: Thuốc chống trầm cảm gây ngủ, thuốc kháng histamin H1 gây ngủ, thuốc giải lo âu và thuốc ngủ (không thuộc nhóm Benzodiazepin), Clonidin và các thuốc cùng họ, thalidomid.
  • Một số thuốc làm tăng nguy cơ gây ức chế hô hấp như nhóm Barbiturat, Benzodiazepin, dẫn xuất của morphin: Làm tăng nguy cơ gây ức chế hô hấp.
  • Tác dụng giảm đau của Codein tăng lên khi phối hợp với Aspirin hoặc Paracetamol nhưng lại giảm hoặc mất tác dụng bởi Quinidin.
  • Codein làm giảm chuyển hoá cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.

Pseudoephedrin có thể tương tác với các nhóm thuốc sau:

  • Tác dụng hạ huyết áp của methyldopa, mecamylamin, reserpin có thể bị giảm đi do các thuốc giống giao cảm.
  • Các thuốc kháng acid làm gia tăng tốc độ hấp thu pseudoephedrin.
  • Kaolin làm giảm tốc độ hấp thu pseudoephedrin.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn bao gồm buồn nôn, nôn, buồn ngủ, suy hô hấp và táo bón.