Dược Sĩ Sài Gòn Chia Sẻ Những Biến Chứng Của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Trào ngược dạ dày là căn bệnh tiêu hóa phổ biến và nghiều người cho rằng nó không gây nguy hiểm nhiều. Tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày nếu không được chữa trị sẽ để lại biến chứng

Trào ngược dạ dày nếu không được chữa trị sẽ để lại biến chứng

Những biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Giảng viên Cao đẳng điều dưỡngTrường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, ở tâm vị của dạ dày có cơ vòng, nó đóng vai trò như một van kín để giúp các chất chứa trong dạ dày không bị trào ngược lên trên.

Khi các yếu tố bảo vệ (trương lực của cơ thắt, tính kiềm của nước bọt, chất nhầy niêm mạc và khả năng co bóp của cơ thực quản) không “chống chọi” được với các yếu tố tấn công (acid dịch vị cao, bệnh lý dạ dày, áp lực dạ dày…) thì trào ngược dạ dày sẽ xảy ra.

Hầu hết chúng ta đều gặp phải các triệu chứng của trào ngược dạ dày như tức ngực, miệng đắng, ợ hơi, ợ chua, khó nuốt… vài lần trong đời. Tuy nhiên khi tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần (2-3 lần/tuần) thì chúng có thể làm tổn thương thực quản, đồng thời để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

Viêm đường hô hấp: Dạ dày và đường hô hấp nghe có vẻ không liên quan, thế nhưng chỉ cần một lượng nhỏ chất dịch axit trào ngược lên trên đường hô hấp, người bệnh cũng có thể bị viêm phế quản, viêm xoang hoặc viêm họng.

Hẹp thực quản: Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản có thể làm tổn thương niêm mạc thực quản. Biến chứng này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau ngực, khó nuốt, buồn nôn, ói nửa… Sau đó, các vùng viêm loét sẽ bị xơ hóa, gây co rút thực quản, hẹp thực quản.

Barrett thực quản: Sự tiếp xúc lặp đi lặp lại giữa acid dạ dày và thực quản có thể khiến cho các tế bào lớp lót ở vùng thấp bị biến đổi màu sắc. Barrett thực quản cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư thực quản.

Ung thư thực quản: Một khi đã bị Barrett thực quản, bệnh nhân cần hết sức đề phòng bởi ung thư thực quản có thể “tìm đến” bất cứ lúc nào. Lúc này, người bệnh sẽ thấy đau xương ức, nuốt nghẹn, khàn tiếng, ho khạc, hố thượng đồn xuất hiện hạch to, thậm chí sụt cân, suy dinh dưỡng chỉ sau 1 tháng.

Chế độ dinh dưỡng dành cho những người bị trào ngược dạ dày như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng dành cho những người bị trào ngược dạ dày như thế nào?

Người bị trào ngược dạ dày nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dạ dày trào ngược xuất phát từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học cùng một số bệnh lý dạ dày ẩn giấu bên trong. Bởi vậy để dứt điểm tình trạng này, người bệnh nhất thiết phải xây dựng tháp dinh dưỡng hợp lý, thay đổi lối sống và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

Nên ăn gì?

Bánh mỳ, bột yến mạch: Hút các chất dịch dư thừa trong dạ dày, hạn chế tình trạng trào ngược.

Đỗ, đậu: Lương chất xơ cao trong đậu đỗ giúp giảm triệu chứng của bệnh.

Thịt màu nhạt: Thịt lợn, thịt vịt, thịt ngan… giúp tăng lượng đạm, trung hòa axit và hạn chế biến chứng bệnh.

Nghệ và mật ong: Hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh kéo dài.

Không nên ăn gì?

Đồ ăn mặn: Sử dụng đồ ăn quá mặn có thể làm gia tăng tình trạng bệnh.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Khó tiêu, tăng áp lực cho dạ dày.

Đu đủ xanh: Men Papain trong đu đủ sẽ phá hủy niêm mạc thực quản.

Cà phê, bia rượu, thuốc lá: Giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, gia tăng hiện tượng trào ngược dịch vị.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Ăn chậm, nhai kỹ để tránh đầy bụng, khó tiêu.
  • Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Không ăn quá no hoặc quá muộn (ăn đêm).
  • Không nên lạm dụng thuốc tân dược
  • Không vận động ngay sau khi ăn
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.