Điều trị chứng bí tiểu ở phụ nữ khi mang thai như thế nào?

Chứng bí tiểu gây ra nhiều phiền toái cho mẹ bầu và gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vậy càn làm gì để điều trị chứng bí tiểu ở phụ nữ mang thai?

Chứng bí tiểu ở phụ nữ khi mang thai
Chứng bí tiểu ở phụ nữ khi mang thai

NGUYÊN NHÂN GÂY BÍ TIỂU KHI MANG THAI

Bí tiểu khi mang thai là tình trạng mẹ bầu đi tiểu từng giọt. Muốn giải phóng hết nước tiểu phải ngồi cả tiếng đồng hồ. Ngay cả khi cảm giác bàng quang rất đầy nước thì mẹ bầu cũng chỉ đi tiểu thành từng giọt nhỏ.

Đây là tình trạng rất hay xảy ra với và bầu. Thời điểm diễn ra nhiều nhất là vào tuần thứ 6 của thai kỳ. Đi kèm với tình trạng bí tiểu, mẹ bầu sẽ còn gặp phải các tình trạng như: ăn uống không ngon miệng; cơ thể cảm thấy bứt rứt, khó chịu và khó thở khi nằm.

Muốn tìm hiểu về cách trị bí tiểu khi mang thai, mẹ bầu cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các nguyên nhân thường gặp có thể kể đến là:

  • Khi thai nhi lớn dần, bàng quang của người mẹ sẽ bị chèn ép. Điều này gây cản trở đường tiểu. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu bị bí tiểu.
  • Thói quen nhịn tiểu quá lâu. Nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang sẽ làm nó chướng lên quá mức. Khi đó, bàng quang sẽ mất khả năng co bóp và cảm nhận. Từ đó gây tình trạng bí tiểu và đi tiểu khó khăn.
  • Ngoài ra, tình trạng bí tiểu kéo dài có thể là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang hoặc sỏi bàng quang.

CHỨNG BÍ TIỂU KHI MANG THAI TÁC ĐỘNG ĐẾN BÀ BẦU NHƯ THẾ NÀO?

Các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, chứng bí tiểu ở mẹ bầu tác động gián tiếp đến thai nhi qua sức khỏe của người mẹ ở cả 2 giai đoạn: giai đoạn cấp tính và mạn tính.

  • Giai đoạn cấp tính: mẹ bầu sẽ mắc tâm lý lo sợ khi đi tiểu. Vùng bụng dưới luôn trong tình trạng căng tức vì nước tiểu không được đào thải. Chính vì thế, mỗi lần đi tiểu mẹ bầu thường phải chịu cảm giác đau đớn.
  • Giai đoạn mạn tính: mẹ bầu sẽ cảm thấy ít đau hơn ở giai đoạn cấp tính nhưng tình trạng đau sẽ diễn ra thường xuyên. Có thể mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng tiểu són.

Những cơn đau rát và mệt mỏi vì bí tiểu sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn và mất ngủ. Chính những yếu tố thể chất và tinh thần không tốt này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển của thai nhi.

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ CHỨNG BÍ TIỂU KHI MANG THAI

Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống

Tình trạng bí tiểu gây ra bởi quá trình mang thai có thể chữa hết thông qua việc xây dựng thói quen và ăn uống khoa học.

Nếu mẹ bầu nghĩ nên uống ít nước vì việc đi tiểu khó khăn thì đây là một quan niệm sai lầm cần bỏ ngay. Bởi uống nhiều nước cũng là cách trị bí tiểu khi mang thai hiệu quả. Ngoài ra, uống nhiều nước còn giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Lưu ý là mẹ bầu đừng nên uống quá nhiều nước vào buổi tối để tránh gián đoạn giấc ngủ.

Không nhịn tiểu: phụ nữ mang thai luôn được khuyên uống nhiều nước. Uống nhiều thì đi tiểu nhiều. Điều đó khiến nhiều mẹ bầu có thói quen nhịn tiểu. Nếu đang có thói quen này thì mẹ hãy từ bỏ liền nhé. Tới lui đi vệ sinh cũng có tác dụng giúp mẹ lưu thông khí huyết đấy.

Thêm vào đó, mẹ bầu cũng nên tập thói quen đi tiểu vào những khung giờ nhất định để tạo phản xạ tự nhiên. Cách làm này tuy đơn giản nhưng lại khá hiệu quả trong việc giúp mẹ hạn chế chứng bí tiểu khi thai nhi lớn dần.

Nếu đang mắc chứng bí tiểu, mẹ bầu có thể cải thiện tình hình bằng việc chườm ấm bụng dưới. Mẹ có thể dùng chai nước ấm lăn đều. Tránh dùng nước quá nóng vì vùng da ở đây khá mỏng.

Việc giữ tinh thần thoải mái, không ăn quá no hoặc quá đói cũng giúp mẹ phòng và trị hiệu quả chứng bí tiểu. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi quá lâu một chỗ.

Ngoài ra, để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, mẹ bầu nên nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Nhất là khi bị bí tiểu, vi khuẩn rất dễ tấn công gây tình trạng viêm nhiễm.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà sau vài tuần vẫn không khỏi, tốt nhất mẹ bầu nên đến bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp mẹ phục hồi khả năng co bóp của bàng quang.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Trị bí tiểu bằng các bài thuốc đông y

Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để phòng và trị bí tiểu cho bà bầu, người ta còn dùng thuốc Đông y. Đây được đánh giá là cách trị bí tiểu khi mang thai khá hiệu quả và tác dụng nhanh. Cách sử dụng thuốc Đông y sẽ tùy vào từng trường hợp cụ thể. Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, chứng bí tiểu khi mang thai được chia thành 2 loại: chứng hư và chứng thực. Mỗi loại sẽ có các bài thuốc khác nhau.

Chứng thực gồm 2 thể: khí trệ và thấp trệ:

  • Thể khí trệ: bí tiểu gây ra bởi nhịn tiểu lâu hoặc ăn quá no. Biểu hiện là bụng dưới của bà bầu bị căng trướng và cảm thấy bứt rứt trong người. Trị chứng này người ta dùng bài thuốc điều kinh với thành phần gồm: trần bì, phục linh, bán hạ, cát cánh, đại phúc bì, tô ngạnh, chỉ xác, bạch truật g, chi tử và cam thảo.
  • Thể thấp trệ: bí tiểu gây ra do chế độ ăn nhiều đồ béo ngọt hoặc tâm trạng nhiều buồn phiền. Bà bầu bị tình trạng này ngoài việc bí tiểu còn bị tiểu són, đau bụng, đứng ngồi không yên. Để trị chứng này, người ta dùng thuốc thanh nhiệt với thành phần gồm: Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm và hoạt thạch.

Chứng hư chia thành 2 thể: thận hư và khí hư:

  • Thể thận hư: ngoài việc bí tiểu, bà bầu sẽ thấy bụng trướng, căng đau và không nằm được. Để điều trị, người ta dùng bài thuốc ôn thận và thông thủy với thành phần gồm: phục linh, đan bì, sinh địa, hoài sơn, sơn thù, trạch tả, đan bì, quế chi và phụ tử.
  • Thể khí hư: mẹ bầu bị tình trạng này chủ yếu do thể trạng yếu ớt. Thai khi lớn dần không được nâng lên mà bị kéo xuống dưới, chèn ép bàng quang và gây bí tiểu. Đi kèm với đó, bà bầu sẽ thường xuyên thấy hồi hộp và mệt mỏi. Chữa chứng này, người ta dùng thuốc bổ khí, thăng đề với thành phần gồm: Đương quy, bạch thược, nhân sâm, bạch truật, trần bì, thăng ma, thục địa và xuyên khung.

Chứng bí tiểu gặp ở đa số phụ nữ mang bầu và thường hết sau vài tuần. Nhưng đừng vì thế mà xem thường. Chứng này kéo dài cộng với việc vệ sinh và sinh hoạt không khoa học sẽ là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, gây các bệnh viêm nhiễm.