Điều Dưỡng Sài Gòn Hướng Dẫn Cách Xử Trí Cơn Gout Cấp

Cơn gout cấp thường xảy ra đột ngột, dễ tái phát và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Tuy nhiên, cần dùng thuốc gì và dùng như thế nào để dự phòng bệnh tái phát?

Bệnh gout cấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh

Bệnh gout cấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh

Khi nào thì cơn gout cấp xuất hiện?

Cơn gout cấp thường khởi phát về đêm do đau khớp, nhất là khớp ngón cái, bàn chân, cổ chân (thường là một bên). Biểu hiện đột ngột, dữ dội và gia tăng mạnh, đôi khi chỉ cần va chạm nhẹ, hoặc sờ vào đã đau nhức buốt.

Tại khớp bị gout cấp thường sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác vẫn bình thường. Theo các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, cơn gout cấp thường xuất hiện sau một số hoàn cảnh thuận lợi như sau một bữa ăn có nhiều thịt (đặc biệt là thịt đỏ), phủ tạng động vật, hải sản… nhất là có kèm theo uống nhiều rượu, bia hoặc sau chấn thương, phẫu thuật hoặc sau lao động nặng, đi lại nhiều, đi giầy quá chật hoặc đôi khi do những sang chấn về tinh thần (quá xúc động, cảm động, quá căng thẳng, lo lắng…), hoặc một số người do dùng một số thuốc như lợi tiểu nhóm chlorothiazid, tinh chất gan, vitamin B12, steroid…

Khi cơn gout cấp xuất hiện cần xử trí như thế nào?

Thuốc chữa cơn gout cấp tính có tác dụng làm giảm sưng đau, viêm các khớp, giúp bệnh nhân giảm mệt mỏi và đau đớn do các triệu chứng của bệnh gây ra. Có ba loại thuốc được sử dụng cho người bị gout cấp tính, đó là thuốc chống viêm không steroid, colchicin và corticosteroid.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Đây là nhóm thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu với các thuốc như ibuprofen, naproxen sodium, hữu hiệu hơn có thể dùng indomethacin, celecoxib. Các loại thuốc này được dùng để điều trị ban đầu (khẩn cấp) vì có tác dụng cắt cơn nhanh trong cơn gout cấp tính. Tuy vậy, thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn, vì vậy, giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên rằng nếu muốn sử dụng cần có sự tư vấn hoặc chỉ định của bác sĩ nhất là người đạng bị hen suyễn, bệnh dạ dày – hành tá tràng hoặc tiền sử mắc các bệnh này.

Colchicine – loại thuốc điều trị gout cấp lâu đời nhất, có hiệu quả trong 85% các trường hợp. Từ xa xưa người ta đã biết sử dùng cây thu thủy tiên (colchique) có chứa colchicin để chữa bệnh gout. Tác dụng của colchicin nhanh, làm giảm đau trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên thuốc có khá nhiều tác dụng phụ như đau hoặc yếu cơ, tê hoặc ngứa ran cảm giác ở ngón tay hoặc ngón chân, xuất hiện vết nhạt hoặc xám ở môi, lưỡi, hoặc bàn tay, đặc biệt nếu dùng quá liều sẽ gây đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng. Ngoài ra, thuốc có thể gây chảy máu (thậm chí đôi khi tiểu có máu), vì vậy, trong các trường hợp tác dụng phụ nặng cần phải đến bệnh viện ngay. Lưu ý colchicin không giúp làm hạ acid uric máu.

Corticosteroid: Thông dụng như prednisone (uống), solu-medrol (tiêm) có thể kiểm soát tình trạng sưng viêm và đau đớn của gout. Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất hạn chế được chỉ định, chỉ có bác sĩ chuyên khoa khớp mới được kê cho bệnh nhân sử dụng dựa trên tình trạng thực tế của từng người bệnh. Thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ khi dùng thường xuyên như làm thay đổi tâm trạng, tăng đường huyết và tăng huyết áp, với người có bệnh dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày… Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc này cho những người không dùng được thuốc kháng viêm không steroid hay colchicine.

Tuyển sinh đào tạo Y Dược chất lượng tại Sài Gòn năm 2019

Tuyển sinh đào tạo Y Dược chất lượng tại Sài Gòn năm 2019

Sau khi xuất hiện cơn gout cấp, bệnh nhân có cần sử dụng thuốc phòng ngừa tái phát không?

Cơn gout cấp có thể tái phát nhiều lần trong năm nên cần có biện pháp điều trị dự phòng với mục tiêu giảm acid uric máu, hạn chế sự lắng đọng urat trong mô và tổ chức. Trong đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt là rất quan trọng, cần phải ăn giảm đạm, giảm năng lượng, giảm mỡ, kiêng bia, rượu… Các thực phẩm có thể làm tái phát cơn gout cấp cần tránh là phủ tạng động vật như óc, gan, bầu dục, lòng, dồi, các loại nước luộc thịt, nấm ăn…

Hạn chế các loại rau quả có vị chua. Hạn chế ăn các món rang, xào khô, ít nước. Nên uống nhiều nước, uống các loại nước khoáng kiềm, ăn các loại rau quả có tính lợi tiểu để tránh acid uric lắng đọng lại trong cơ thể. Ngoài ra còn có thể dùng các thuốc dự phòng cơn gout cấp như colchicin (nhằm mục đích phòng chống viêm khớp) và thuốc hạ acid uric máu (nhằm điều trị tận gốc tình trạng viêm khớp do vi tinh thể) như các thuốc ức chế tổng hợp acid uric, thuốc tăng thải hay thuốc tiêu acid uric… do bác sĩ chuyên khoa về khớp hướng dẫn. Bên cạnh đó, người từng bị cơn gout cấp cần tránh dùng một số loại thuốc có thể làm tăng acid uric máu như các thuốc lợi tiểu (hypothiazid, lasix), các thuốc corticoid (prednisolon, hydrocortison, dexamethason), aspirin, các thuốc chữa lao (pyrazinamid, ethambutol)…