Điều Dưỡng Sài Gòn Chia Sẻ Những Thông Tin Cẩn Thiết Về Thuốc Heparin

Nếu bạn chưa biết thuốc Heparin được sử dụng để điều trị bệnh gì? Cách sử dụng thuốc như thế nào thì dưới đây là những thông tin tổng hợp về thuốc Heparin giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuốc này.

Heparin thường được dùng ở dạng tiêm dưới da hay tĩnh mạch

Heparin thường được dùng ở dạng tiêm dưới da hay tĩnh mạch

Tác dụng của thuốc Heparin

Heparin nội sinh bình thường gắn với protein là chất chống đông máu có tính acid mạnh. Thuốc có tác dụng chống đông máu cả trong và ngoài cơ thể thông qua tác dụng lên antithrombin III (kháng thrombin). Chất này co trong huyết tương, làm mất hiệu lực của thrombin và các yếu tố đông máu đã hoạt hóa IXa, Xa, XIa, XIIa.

Theo đó, các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn thường chỉ định trong điều trị huyết khối tĩnh mạch (viêm tĩnh mạch), thuyên tắc mạch máu phổi, huyết khối động mạch (nhồi máu cơ tim) và các biểu hiện huyết khối nghẽn mạch khác. Ngừa tai biến thuyên tắc huyết khối.

Tuy nhiên, Heparin không được chỉ định dùng để rửa Catheter tĩnh mạch. Ngoài ra, loại thuốc này được chỉ định điều trị trong những bệnh lý khác không được liệt kê ở đây. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp.

Hướng dẫn về cách dùng thuốc Heparin an toàn

Heparin thường được dùng ở dạng tiêm dưới da hay tĩnh mạch. Một số trường hợp các các bác sĩ tiến hành sử dụng thuốc qua đường tĩnh mạch ở nhà. Mọi người không được tự tiêm Heparin nếu bạn không hiểu về cách thực hiện, lưu ý cần phải vứt bỏ kim và ống tiêm đúng nơi quy định.

Tiêm tĩnh mạch với liều lượng tham khảo là 400-600 IU/kg/24 giờ, cho người lớn và trẻ em nên chia làm nhiều lần trong ngày. Tốt nhất là mỗi 2 giờ hoặc tiêm truyền. Đối với người già thì giảm nữa liều.

Trong những trường hợp Heparin bị đổi màu, có chất cặn, nổi hạt khi đó mọi người không được dùng thuốc. Bệnh nhân có thể chuyển thuốc Heparin từ dạng dung dịch sang dạng thuốc uống làm cho loãng máu.

Mọi người không được tự ý ngưng dùng thuốc khi chưa được các bác sĩ chỉ định cụ thể về liều dùng. Một số trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng cả dạng tiêm và uống thuốc Heparin trong một thời gian ngắn.

Tác dụng phụ của thuốc Heparin

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, choáng váng, đổ mồ hôi, hoặc khó thở trong khi hoặc sau khi tiêm heparin.

Nếu người sử dụng gặp phải một trong những trường hợp sau đây, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng khuyên ngừng sử dụng heparin và gọi cho bác sĩ ngay:

  • Tê đột ngột hoặc không khỏe, đặc biệt là ở một bên của cơ thể;
  • Đột ngột đau đầu dữ dội, lú lẫn, có vấn đề thị lực, ngôn ngữ hoặc thăng bằng;
  • Đau ngực, ho đột ngột, thở khò khè, thở nhanh, nhịp tim nhanh;
  • Đau, sưng, nóng, hoặc đỏ ở một hoặc cả hai chân;
  • Khó thở;
  • Cực kỳ buồn ngủ, suy nhược hoặc thở hổn hển (ở trẻ sơ sinh);
  • Sốt, ớn lạnh, chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Đau nhẹ;
  • Vùng da nơi tiêm biến đổi;
  • Ngứa nhẹ ở chân;
  • Da xanh.

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ bạn có thể gặp khi sử dụng thuốc. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì hãy gọi điện thoại ngay cho bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí kịp thời.

Đào tạo Điều dưỡng viên Cao đẳng chuẩn Bộ Y tế

Đào tạo Điều dưỡng viên Cao đẳng chuẩn Bộ Y tế

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Heparin

Trước khi dùng thuốc Heparin, bạn hãy báo cho bác sĩ nếu bạn gặp một trong các vấn đề sau:

  • Bạn bị dị ứng với những thành phần của thuốc Heparin hay những thành phần khác trong những loại thuốc khác.
  • Những loại thuốc các bạn đang dùng gồm cả thuốc được kê đơn hay không được kê đơn như Vitamin/ khoáng chất, thảo dược, thực phẩm chức năng,…. Đặc biệt, bạn cần phải cập nhật rõ những loại thuốc sau nếu đang trong thời gian dùng: thuốc kháng Histamin, Naproxen, những loại thuốc kháng viêm không steroid khác, Dipyridamole, Phenylbutazone, Minocycline, Indomethacin, Doxycycline, Tetracycline,…
  • Trường hợp người có nồng độ tiểu cầu thấp, nếu bị chảy máu nặng không thể ngừng được bất kỳ nơi nào trong cơ thể.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, bị sốt hay bị nhiễm trùng hay trong thời gian gần đây các bạn làm xét nghiệm rút tủy sống, phẫu thuật, gây tê tủy sống. Nhất là những trường hợp có liên quan đến tủy sống, não, mắt hay những cơn đau tim.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hay cho con bú
  • Bị máu đông ở chân, phổi hay bất kỳ nơi nào, cơ thể bầm tím bất thường, loét dạ dày hay ruột, tăng huyết áp hay bị mắc bệnh về gan.
  • Trường hợp đang tiến hành phẫu thuật khi đó mọi người cũng cần phải khai báo rõ cho các bác sĩ được biết rõ.
  • Hãy báo cáo cho các bác sĩ được biết nếu bạn đang trong thời gian hút thuốc, bia rượu khi đó cần phải ngừng sử dụng trong thời gian dùng thuốc Heparin.
  • Trường hợp bạn chuẩn bị phẫu thuật cần báo với bác sĩ nếu được chỉ định Heparin
  • Trong trường hợp bạn sử dụng thuốc bị quá liều. Bạn có thể gặp một số triệu chứng như chảy máu, chảy máu cam, có máu trong nước tiểu, phân đen là dấu hiệu đầu tiên chảy máu, dễ bầm tím, hoặc đốm xuất huyết có thể thấy trước chảy máu rõ ràng. Khi đó, bạn cần gọi ngay cho cấp cứu hay bác sĩ để có hướng xử lý. Xử trí khi bị tình trạng quá liều thuốc:
  • Nếu quá liều nhẹ thì cần ngừng dùng heparin. Nếu nặng thì phải dùng protamine sulfat để trung hòa heparin
  • Với các trường hợp chảy máu nặng thì phải truyền máu toàn phần hoăc huyết tương. Như vậy có thể pha loãng nhưng không trung hòa được tác dụng của heparin

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Heparin về công dụng và những lưu ý khi sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, những thông tin về thuốc Heparin ở trên chỉ mang tính tham khảo không được dùng để thay thế chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất trước khi sử dụng thuốc Heparin các bạn cần phải thực hiện theo đúng chỉ định của các bác sĩ để tránh những biến chứng không may làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bạn