Đại Biểu Quốc Hội Đề Nghị Nên Bỏ Kỳ Thi THPT Quốc Gia

Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học; có ý kiến đề nghị vẫn giữ kỳ tốt nghiệp THPT và giao các địa phương thực hiện.

Đại biểu quốc hội đề nghị nên bỏ kỳ thi thpt quốc gia
Đại biểu quốc hội đề nghị nên bỏ kỳ thi thpt quốc gia

Đại biểu quốc hội đề nghị nên bỏ kỳ thi thpt quốc gia

Theo đó, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học; có ý kiến đề nghị vẫn giữ kỳ tốt nghiệp THPT và giao các địa phương thực hiện.

Về vấn đề này, Thường trực ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT là cần thiết để đánh giá mức độ đạt chuẩn GDPT của học sinh, điều chỉnh việc dạy học và kiểm tra đánh giá quá trình GDPT; cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh chính sách giáo dục và tuyển sinh đại học, tạo hành lang pháp lý để thể chế hóa giáo dục thường xuyên trong tương lai. Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật chỉ đặt ra thi tốt nghiệp phổ thông, không quy định phương thức và quy mô tổ chức.

Nhiều ý kiến cho rằng trong 2 mục tiêu tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng thì nên ưu tiên cho mục tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng thì tốt hơn.

Mục tiêu tốt nghiệp phổ thông cũng quan trọng nhưng không nhất thiết tới mức tổ chức một kỳ thi quốc gia. Việc này nên để các tỉnh và địa phương tổ chức để công nhận tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, kỳ thi THPT là kỳ thi phổ thông, không thể có ý nghĩa là chọn đại học, lồng hai kỳ thi là không nên. Vì thế, trong thời gian tới, tôi cho rằng cần tách kỳ thi THPT và đại học riêng, các trường đại học sẽ chọn theo chuẩn riêng.

Mục tiêu tốt nghiệp phổ thông cũng quan trọng nhưng không nhất thiết tới mức tổ chức một kỳ thi quốc gia
Mục tiêu tốt nghiệp phổ thông cũng quan trọng nhưng không nhất thiết tới mức tổ chức một kỳ thi quốc gia

Trước đó, đại diện trường Đại học, ông Đào Tuấn Đạt – giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng nên bỏ kỳ thi thpt quốc gia để tránh bệnh thành tích. Hiện nay, mục tiêu của Kỳ thi THPT quốc gia được đặt lên hàng đầu là xét tốt nghiệp.

Vậy đi thi mà biết chắc sẽ đỗ, tỉ lệ luôn trên 90%, thậm chí xấp xỉ 100% thì thi để làm gì? Nên bỏ kỳ thi chung trong toàn quốc như hiện nay, thay vào đó là kỳ thi cuối năm nhẹ nhàng và thực chất cho lớp 12 do địa phương tự tổ chức theo quy chế chung toàn quốc.

Mức độ yêu cầu của đề thi giữa các địa phương có thể khác nhau phụ thuộc trình độ thực tế học sinh ở địa phương đó, miễn là kỳ thi diễn ra nghiêm túc. Đòi hỏi một mặt bằng chung trong toàn quốc là không thể và sẽ đẩy các địa phương chạy theo thành tích ảo.

Mới đây nhất sau Hòa Bình, Sơn La là địa phương được phanh phui việc gian lận điểm thi thpt quốc gia năm 2018. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Công an để điều tra làm rõ những gian lận gây rúng động xã hội liên quan đến kỳ thi thpt quốc gia năm 2018 để chạy điểm vào Đại học.

Đối với các tỉnh khác có dấu hiệu chạy điểm các cơ quan ban ngành đang tiến hành điều tra và sẽ công bố trong thời gian sắp tới. Ban biên tập sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin liên quan về kỳ thi thpt quốc gia cũng như các thông tin về tuyển sinh năm nay để các thí sinh được nắm rõ.