Cùng Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu cách phân loại kháng sinh

Sự ra đời của kháng sinh đã mở ra kỷ nguyên mới của Y học, giúp cứu sống hàng triệu người bệnh. Vậy kháng sinh là gì? Phân loại thuốc kháng sinh ra sao?

Sự ra đời của kháng sinh đã mở ra kỷ nguyên mới của Y học
Sự ra đời của kháng sinh đã mở ra kỷ nguyên mới của Y học

Chúng ta hãy cùng các bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về thuốc kháng sinh và phân loại thuốc kháng sinh qua bài viết sau đây!

KHÁNG SINH LÀ GÌ?

Kháng sinh là chất được chiết xuất từ vi sinh vật hoặc được tổng hợp hóa học, với liều rất nhỏ có tác dụng ức chế hoặc giết chết vi sinh vật, có thể dùng tại chỗ hoặc toàn thân, ít độc hoặc không độc cho cơ thể.

Với sự phát triển của công nghệ hóa dược, các gốc kháng sinh chiết từ vi sinh vật được gắn thêm một số nhóm chức hóa học tạo nên những khánh sinh mới, một số kháng sinh được tổng hợp hoàn toàn bằng con đường hóa học.

Đến nay đã tìm ra hơn 2000 chất có hoạt tính KS nhưng chỉ khoảng 100 kháng sinh được sử dụng trong lâm sàn

PHÂN LOẠI THUỐC KHÁNG SINH

Có nhiều cách phân loại kháng sinh, dưới đây sẽ là cách phân loại thuốc kháng sinh khá phổ biến, cụ thể:

Theo cấu trúc hóa học

Theo cấu trúc hóa học thuốc kháng sinh được phân loại theo các nhóm sau đây:

  • Nhóm Beta-Lactam: Penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin…
  • Nhóm Aminoglycosid: Streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin…
  • Nhóm Polypeptid: Colistin, bacitracin, polymyxin…
  • Nhóm Tetracyclinee: Tetracyclinee, oxytetracyclinee, chlotetracyclinee, doxycycline..
  • Nhóm Phenicol: Chloramphenicol, thamphenicol
  • Nhóm Macrolide: Erythromycin, spiramycin, tylosin…
  • Nhóm kháng sinh gần gũi với Macrolide: Lincomycin, virginiamycin…
  • Nhóm Sulfamid: Sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol…
  • Nhóm Diaminopyrimidin: Trimethoprim, diaveridin
  • Nhóm Quinolonee: Acid nalidixic, flumequin, norfloxacin…
  • Nhóm Nitrofuran: Nitrofurazol, furazolidon, furaltadon…
  • Các nhóm khác: Glycopeptid, pleuromutilin, polyether ionophore…

Nhóm các kháng sinh kìm khuẩn

Dược sĩ hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nhóm các kháng sinh kìm khuẩn bao gồm:

  • Tetracycline
  • Macrolide
  • Lincosamid
  • Synergistin
  • Phenicol
  • Sulfamid
  • Diaminopyrimidin
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Dược năm 2019

Nhóm các kháng sinh sát khuẩn

Kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc nồng độ

Tốc độ sát khuẩn phụ thuộc nồng độ đạt được trong máu. Hiệu lực của những kháng sinh này thường rất nhanh chóng

  • Nhóm Aminoglycoside
  • Nhóm Fluoroquinolone tác động trên vi khuẩn G-
  • Polypeptid
  • Sulfamid + diaminopyrimidin

Ý nghĩa: Chỉ cần cấp kháng sinh 1-2 lần trong ngày

Kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc thời gian

Tốc độ sát khuẩn phụ thuộc thời gian vi khuẩn tiếp xúc kháng sinh ở nồng độ lớn hơn hay bằng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Hiệu lực sát khuẩn của những kháng sinh này thường xảy ra chậm

  • Nhóm Beta-Lactam
  • Nhóm Glycopeptid
  • Nhóm quinolone trên Staphylococcus
  • Nhóm Rifampicin

Ý nghĩa: Chia tổng liều thành nhiều liều nhỏ trong ngày

Các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng đưa ra khuyến cáo, mặc dù kháng sinh là thuốc được dùng để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn gây ra, tuy nhiên chúng không có tác dụng trên các loại vi sinh vật khác như: virus,..nên nếu chúng ta lạm dụng, sử dụng sai sẽ làm yếu đi loại vũ khí diệt khuẩn này.

Nguồn: Nghĩa Lê pharmacist