Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu về thuốc Esomeprazol

Thuốc Esomeprazole được dùng để điều trị một số bệnh về dạ dày và cuống họng. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra và làm giảm các triệu chứng ợ hơi, nóng, khó nuốt, ho kéo dài

Thuốc Esomeprazole dùng để điều trị một số bệnh dạ dày và cuống họng
Thuốc Esomeprazole dùng để điều trị một số bệnh dạ dày và cuống họng

CÙNG TÌM HIỂU THUỐC ESOMEPRAZOL LÀ THUỐC GÌ?

Esomeprazole dùng để điều trị một số bệnh dạ dày và cuống họng (ví dụ như trào ngược axit, viêm loét). Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra. Thuốc làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, và ho kéo dài. Thuốc giúp chữa lành các tổn thương trong dạ dày và cuống họng do a-xít gây ra, giúp phòng ngừa viêm loét, và có thể giúp ngăn ngừa ung thư vòm họng. Thuốc esomeprazole thuộc một nhóm các chất ức chế bơm proton (PPIs).

Cơ chế hoạt động của thuốc Esomeprazol

Esomeprazol gắn với H+/K+ – ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, ức chế đặc hiệu hệ thống enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy esomeprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào.

Thuốc có những dạng dùng nào?

Viên nang (thường dùng dạng muối magnesi): 20mg, 40mg giải phóng chậm, chứa các hạt bao tan trong ruột.
Lọ 40mg bột pha tiêm (dưới dạng muối natri)

Thuốc Esomeprazol chỉ định dùng với những đối tượng nào?

Theo Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thuốc Esomeprazol được chỉ định dùng với những đối tượng sau:

  • Loét dạ dày tá tráng lành tính.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi)
  • Phòng và điều trị loét dạ dày-tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ chuyên nghiệp

DƯỢC SĨ SÀI GÒN HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ESOMEPRAZO

Liều lượng – cách dùng thuốc như thế nào?

  • Thuốc uống

+ Loét tá tràng 20mg/ngày x 2-4 tuần.

+ Loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược 20mg/ngày x 4-8 tuần. Có thể tăng 40mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.

+ Hội chứng Zollinger-Ellison 60mg/ngày.

+ Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng 20-40mg/ngày.

  • Thuốc tiêm

+ Bệnh nhân không thể dùng thuốc qua đường uống có thể điều trị bằng dạng tiêm với liều 20-40mg, 1 lần/ngày.

+ Bệnh nhân bị trào ngược thực quản nên được điều trị với liều 40mg, 1 lần/ngày.

+ Để điều trị triệu chứng bệnh trào ngược, bệnh nhân nên được dùng liều 20mg, 1 lần/ngày.

Thời gian điều trị qua đường tĩnh mạch thường ngắn và nên chuyển sang đường uống ngay khi có thể.

Khi dùng thuốc thường có những tác dụng phụ gì?

+ Thường gặp: Nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn/nôn, táo bón.

+ Ít gặp: viêm da, ngứa, mề đay, choáng váng, khô miệng, nhìn mờ.

Thuốc chống chỉ định với những đối tượng nào?

Quá mẫn với các thuốc ức chế bơm proton hoặc quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.

Bảo quản thuốc như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ 25℃ (nhiệt độ cho phép từ 15-30℃), đựng trong lọ kín.

Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn muốn gửi tới bạn đọc những thông tin tham khảo về thuốc Esomeprazol. Tuy nhiên, bệnh nhân cần hỏi ý kiến những người có chuyên môn, bác sĩ trước khi dùng.