Cùng Dược sĩ Sài Gòn tìm hiểu về Dược mỹ phẩm và làn da

Dược mỹ phẩm là sản phẩm dinh dưỡng và làm đẹp, được nghiên cứu bào chế và thử nghiệm theo các quy định nghiêm ngặt như là một dược phẩm. Sản phẩm có khả năng điều chỉnh và phục hồi các vấn đề chuyên sâu về da

Nhu cầu làm đẹp là một vấn đề không thể thiếu trong xã hội hiện đại
Nhu cầu làm đẹp là một vấn đề không thể thiếu trong xã hội hiện đại

CÙNG TÌM HIỂU DƯỢC MỸ PHẨM LÀ GÌ?

Theo Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Dược mỹ phẩm là mỹ phẩm được nghiên cứu, bào chế như một dược phẩm. Với mức độ hiệu quả, an toàn, nồng độ và hàm lượng của Dược mỹ phẩm phải nhỏ hơn thuốc da liễu. Tá dược phải hạn chế tối đa phản ứng phụ, sản xuất phải đạt chất lượng Dược mỹ phẩm – thực hành tốt sản xuất. Luôn an toàn vừa phải đạt yêu cầu hiệu quả y khoa của dược phẩm, vừa đáp ứng nhu cầu làm đẹp và tính an toàn của mỹ phẩm.

Ở Việt Nam, những thập kỷ trước, chỉ có khái niệm dược phẩm và mỹ phẩm đơn thuần. Dược phẩm dùng để chữa bệnh, mỹ phẩm dành cho trang điểm làm đẹp (nước hoa, son phấn, dầu gội…). Tuy nhiên, những năm gần đây, chúng ta được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm Dược mỹ phẩm của các nước phát triển.

Đóng vai trò quan trọng trong điều trị thẩm mỹ da. Khi sử dụng phải có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa mới được sử dụng. Do vậy, không thể đánh đồng Dược mỹ phẩm với mỹ phẩm, thuốc da liễu dùng ngoài da.

DƯỢC MỸ PHẨM BAO GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?

  • Mỹ phẩm bề ngoài

Mỹ phẩm bề ngoài (để trang điểm, sơn móng tay, nhuộm tóc…), có thể nói đó là các sản phẩm hào nhoáng, tô vẽ thích ứng với một trào lưu hay một nghi thức.

  • Mỹ phẩm dự phòng

Mỹ phẩm dự phòng dành cho việc làm chậm lại các biến đổi sinh lý của da (lão hóa, khô da) và bảo vệ chống lại các tác nhân bên ngoài (ô nhiễm, ánh nắng, chất kích ứng…).

  • Mỹ phẩm sửa chữa

Mỹ phẩm sửa chữa được sử dụng khi người ta đã thất bại trong dự phòng. Đối mặt với các tổn thương, người ta phải chăm sóc, khắc phục chúng bằng những sản phẩm như làm căng, tái sinh, làm ẩm, làm láng… Với chuyên khoa da liễu, các tổn thương thuộc về lĩnh vực các bệnh về da: vảy nến, chàm, trứng cá… Từ đó trở thành một công cụ hỗ trợ, tiếp sức, bổ sung hiệu quả cho các điều trị y khoa.

Các bác sĩ, dược sĩ có thể cho những lời khuyên về sử dụng mỹ phẩm bề ngoài và mỹ phẩm dự phòng, sau khi đã loại trừ mọi khác thường bệnh lý. Riêng đối với mỹ phẩm sửa chữa cần hết sức thận trọng, tốt hơn hết là nên gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Khi phối hợp trong trị liệu, cần lưu ý đến các tương tác ngoài ý muốn, thí dụ như việc sử dụng đồng thời một kem giữ ẩm và một corticoid ngoài da sẽ có nguy cơ pha loãng corticoid và giảm bớt hiệu quả của thuốc.

CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI LỰA CHỌN DƯỢC MỸ PHẨM

Trong da liễu hiện nay, Dược mỹ phẩm mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao trong một số bệnh như viêm da cơ địa (eczema), bệnh vảy nến, các bệnh lý trứng cá, nám da mặt, tăng sắc tố sau viêm, các viêm da kích ứng ở mặt. Nếu thiếu Dược mỹ phẩm phối hợp điều trị và chăm sóc thì hiệu quả điều trị sẽ kém đi nhiều.

Dược mỹ phẩm ngày nay rất phong phú về chủng loại. Nhiều hãng đã điều chế nhiều loại sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da và thẩm mỹ da với hiệu quả cao. Cách lựa chọn phải dựa theo loại da, phản ứng da, mùa trong năm và điều kiện kinh tế phù hợp cho từng người là rất cần thiết.

Để đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ không mong muốn, trước khi bôi lên da vùng định điều trị (đặc biệt vùng mặt) thì nên bôi vào mặt trong cánh tay để sau 24-72 giờ nếu không có phản ứng gì thì mới dùng.

KHI SỬ DỤNG DƯỢC MỸ PHẨM CÓ NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ GÌ?

Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những tác dụng phụ khi sử dụng là:

  • Nổi mụn trứng cá

Là triệu chứng thường gặp nhất, do bôi những loại mỹ phẩm làm bít lỗ chân lông, gây ứ đọng chất bã nhờn.

  • Viêm da dị ứng

Đây là dạng dị ứng rầm rộ hơn, biểu hiện bằng mảng hồng ban (mảng đỏ vùng bôi mỹ phẩm), kèm theo mụn.

  • Nổi mề đay

Bao gồm những sẩn phù, rất giống những vết muỗi cắn hay lằn roi đánh vào mặt da, kèm theo ngứa.

Ngoài ra còn có các biểu hiện ngoài da khác như: chàm tiếp xúc; khô da; teo da: thường gặp ở những người dùng nhóm thuốc có corticoid kéo dài; sạm da; lão hóa da.