Cùng chuyên gia Dược Sài Gòn tìm hiểu về tình trạng co giật cơ cánh tay

Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Về Tình Trạng Co Giật Cơ Cánh Tay

Giật cơ cánh tay là sự giật nhanh, không tự chủ của cơ ở vùng cánh tay. Một vùng cơ dưới da cứ cử động lên xuống trong một khoảng thời gian (thường kéo dài từ vài giây cho đến vài phút). Nguyên nhân thường là do cơ thể quá mệt mỏi.

Cùng chuyên gia Dược Sài Gòn tìm hiểu về tình trạng co giật cơ cánh tay
Cùng chuyên gia Dược Sài Gòn tìm hiểu về tình trạng co giật cơ cánh tay

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu tình trạng co giật cơ cánh tay để có những thông tin cần thiết về bệnh, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây nên tình trạng co giật cơ cánh tay là do đâu thưa Bác sĩ?

Lo lắng

Lo lắng là nguyên nhân dẫn đến những cử động không tự chủ, do sự lo lắng làm tăng áp lực ở các cơ trong đó có cả cơ cánh tay. Tình trạng lo lắng kéo dài hoặc thường xuyên bị lo âu có thể làm co cơ trong một khoảng thời gian.

Tập thể dục

Trong hầu hết các trường hợp, giật cơ cánh tay là phản ứng của cơ thể với những bài tập nặng. Tập tạ hàng ngày có thể đã đặt một sức nặng lên các cơ ở cánh tay và dẫn đến giật cơ.

Ở những người tập muốn lên cơ nhanh nên đã tập những bài tập cực kì nặng trong một thời gian dài. Việc sử dụng quá mức các cơ như vậy có thể dẫn đến tình trạng giật cơ cánh tay.

Cafein

Sử dụng quá nhiều lượng cafein hoặc rượu cũng có thể gây ra tình trạng giật cơ. Cafein được biết đến là chất kích thích thần kinh điều khiển cử động cơ, có nhiều trong cà phê, trà và coca cola.

Việc kích thích thần kinh quá nhiều do sử dụng quá mức các thức uống trên sẽ làm cơ bạn giật nhanh.

Không khởi động trước khi tập thể dục

Việc bỏ qua các bài tập khởi động trước khi bắt đầu các bài tập thể lực nặng nề cũng gây ra giật cơ ở bất cứ cơ nào trên cơ thể, bao gồm cả cơ cánh tay.

Không khởi động trước khi tập thể dục cũng gây nên co giật cơ cánh tay
Không khởi động trước khi tập thể dục cũng gây nên co giật cơ cánh tay

Thiếu chất dinh dưỡng

Nhiều người bị giật cơ là do thiếu các yếu tố vi lượng như ma-giê và canxi trong chế độ ăn hàng ngày. Thiếu vitamin B6 và B12 cũng có khả năng làm cơ bị giật.

Các rối loạn thần kinh

Mật độ dày đặc của thần kinh dọc khắp cơ thể để nhận và truyền tín hiệu từ não để phối hợp thực hiện các cử động cơ.

Tuy nhiên, hệ thống này có thể không được vận hành đúng cách do các rối loạn thần kinh gây ra như bệnh Parkinson, động kinh và liệt não. Các bệnh này gây ra các cơn giật cơ dựa vào mức độ nặng của bệnh.

Bệnh thần kinh ngoại biên

Giật cơ đi kèm với cảm giác châm chích ở cánh tay có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, thường là biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Không tuân thủ điều trị hoặc đái tháo đường không kiểm soát sẽ làm tổn thương các dây thần kinh, thường xảy ra ở các dây thần kinh chạy dọc theo cánh tay và chân.

Việc có nhiều đường trong máu một thời gian dài sẽ làm giảm chức năng của dây thần kinh và dẫn đến mất kiểm soát cử động các cơ.

Mất nước

Giật cơ ở cánh tay trên có thể là dấu hiệu của mất cân bằng điện giải. Cân bằng các chất điện giải là điều cần thiết cho sự co cơ bình thường. Mất nước thường dẫn đến rối loạn cân bằng điện giải và điều này sẽ làm khởi phát giật cơ.

Tác dụng phụ của thuốc

Các thuốc như thuốc lợi tiểu thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp và suy tim sung huyết. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên các thuốc này có thể gây giật cơ cánh tay. Ngoài ra, giật cơ cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng thuốc corticosteroid.

Loạn dưỡng cơ

Giật cơ có thể xảy ra ở người bị loạn dưỡng cơ hoặc teo cơ cột sống. Khi một dây thần kinh chi phối cơ bị đè ép hoặc tổn thương, nó có thể gây ra những cử động lặp lại các cơ ở cánh tay.

Làm gì để kiểm soát và ngăn ngừa giật cơ cánh tay?

Để khắc phục và ngăn ngừa co giật cơ cánh tay bạn có thể làm như sau

  • Mát-xa: Dùng tay nhẹ nhàng mát-xa các vùng cơ bị giật có thể giúp các cơ thư giãn và làm giảm giật cơ.
  • Đừng quên khởi động trước khi tập thể dục. Các động tác khởi động nên bao gồm các động tác căng dãn cơ và nên thực hiện trước khi tập thể dục từ 5 đến 10 phút.
  • Chườm nóng thường làm dịu các cơ và giảm giật cơ.
  • Ngâm cánh tay trong nước ấm từ 15 đến 20 phút để thư giãn cơ tay và cũng làm giảm tức thì các cơn giật cơ.
  • Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập những bài thể dục nặng cũng rất quan trọng và cần thiết trong việc ngăn chặn sự mất nước và những cơn giật cơ xuất hiện sau đó.
  • Nên ăn đa dạng các loại rau củ quả và trái cây mỗi ngày. Một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn ngăn ngừa bất cứ sự thiếu hụt chất nào.
Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập sẽ giúp bạn ngăn ngừa giật cơ cánh tay
Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập sẽ giúp bạn ngăn ngừa giật cơ cánh tay

Bệnh nhân có thể chườm đá khi giật cơ hay không?

Chườm đá có thể giúp giảm sưng nề do các chấn thương nhưng bạn không nên dùng đá đề điều trị các vấn đề về cơ như giật cơ vì cảm giác lạnh có thể sẽ làm tăng giật cơ.

Một điều chú ý nữa là khi các chấn thương dẫn đến giật cơ có thể cần dùng chườm đá trong 2 ngày đầu tiên để giảm viêm. Tuy nhiên, nếu giật cơ cánh tay không liên quan đến các chấn thương thì bạn không nên chườm đá vào vùng cơ bị ảnh hưởng.

Hầu hết ở các trường hợp, giật cơ ở cánh tay phải hay trái đều không phải là vấn đề đáng lo ngại và thường bị người bệnh bỏ qua. Giật cơ thỉnh thoảng mới xảy ra thì không có hại và vì thế bạn không cần phải đến bác sĩ.

Nhưng nếu giật cơ kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên hơn, có kèm triệu chứng vọp bẻ thì đó có thể dấu hiệu của bệnh thần kinh. Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ ngay.