Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Về Bệnh U Não Ở Trẻ Em

U não là loại u có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em cũng như ở thanh thiếu niên. Việc điều trị u não ở trẻ em cũng có nhiều sự khác biệt so với điều trị u não ở người lớn

U não ở trẻ em hình thành từ các tế bào phát triển bất thường ở trong bộ não (ảnh minh họa)

U não ở trẻ em hình thành từ các tế bào phát triển bất thường ở trong bộ não (ảnh minh họa)

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh U não ở trẻ em để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả

U não ở trẻ em là bệnh gì?

U não ở trẻ em hình thành từ các tế bào phát triển bất thường ở trong bộ não hoặc tại các cấu trúc, các mô lân cận. U não được phân chia thành nhiều loại; trong đó, một số lành tính, còn một số thì ác tính, thậm chí đe dọa tính mạng.

Việc điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào loại u não, vị trí u, di căn, tuổi của trẻ và tình trạng sức khỏe tổng quát. Vì các phương pháp điều trị cũng như các kĩ thuật hỗ trợ đang phát triển, nên có rất nhiều lựa chọn khác nhau tùy theo giai đoạn u. Do vị trí đặc biệt của u, việc điều trị một số loại u não ở trẻ em sẽ gây suy giảm trí tuệ và chức năng thần kinh trong thời gian dài.

Điều trị u não ở trẻ em khác hẳn điều trị u não ở người lớn. Vì vậy, việc tham khảo ý kiến Chuyên Khoa cũng như các Bác sĩ Nhi khoa là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh u não ở trẻ em

Thông thường, nguyên nhân dẫn đến não là bất thường gen hoặc bất thường nhiễm sắc thể. Còn lý do khiến gen và nhiễm sắc thể bị bất thường hiện vẫn chưa rõ. Một số chất hoá học cũng đóng vai trò trong sự thay đổi gen. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn còn đang nghiên cứu.

Yếu tố nguy cơ gây bệnh u não ở trẻ em

Những trẻ với những bất thường di truyền nhất định có nguy cơ cao bị u thần kinh trung ương. Những trẻ đã trải qua xạ trị trong ung thư khác ở đầu cũng có nguy cơ cao bị u não. Các bất thường di truyền có thể kể đến như:

  • U sợi thần kinh
  • Bệnh Von-Hippel-Lindau
  • Hội chứng Li-Fraumeni
  • U nguyên bào võng mạc

Triệu chứng thường gặp của bệnh u não ở trẻ em

Chuyên gia Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, triệu chứng phụ thuộc vào vị trí, kích thước u và có thể khác nhau ở mỗi trẻ. U não đang phát triển có thể gây tăng áp lực trong não tại các khoang não thất hay còn gọi là tăng áp lực nội sọ. Trường hợp này ít gặp ở những trẻ với khớp sọ chưa đóng.

Các triệu chứng do tăng áp lực nội sọ bao gồm:

  • Nhức đầu.
  • Phồng não, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Nôn ói.
  • Thay đổi tính tình.
  • Dễ kích động.
  • Ngủ gà.
  • Co giật.
  • Hôn mê.

Triệu chứng của u não tại đại não:

  • Co giật.
  • Thay đổi thị lực và khả năng nghe.
  • Khó khăn trong việc đi lại.
  • Yếu cơ hoặc liệt.
  • Thay đổi khí sắc, ví dụ như trầm cảm.

Triệu chứng của u não tại tiểu não:

  • Khó nuốt.
  • Khó vận động mắt.
  • Nói chuyện khó khăn.
  • Cử động tay, chân một cách vụng về.
  • Khó khăn trong đi đứng.

Triệu chứng của u não tại cuống não:

  • Yếu người.
  • Khó khăn trong đi lại.
  • Cứng cơ.
  • Khó khăn trong cử động mắt và các cơ mặt.
  • Nhìn đôi.
  • Giảm thính giác

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh u não ở trẻ em

Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Phẫu thuật: phẫu thuật luôn là bước đầu tiên trong quá trình điều trị, giúp loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt, và đảm bảo được chức năng của não bộ.
  • Hóa trị: đây là các thuốc giúp giết các tế bào ung thư hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Các thuốc này được đưa vào cơ thể có thể qua đường tĩnh mạch, tiêm trực tiếp vào mô hay qua đường uống.
  • Điều trị trúng đích: giúp diệt các tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến các tế bào bình thường.
  • Xạ trị: phương pháp này sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại tia khác để giết tế bào ung thư hay ngăn chặn sự phát triển củng tế bào ung thư.
  • Hóa trị liều cao kèm cấy tế bào gốc: các tế bào gốc này sẽ được lấy ra từ đứa trẻ hay từ người khác. Nhưng trước đó, trẻ sẽ phải trải qua hóa trị liều cao, có thể gây tổn thương ống sống. Sau đó, các tế bào gốc sẽ được đặt vào.

Những điều cần lưu ý về bệnh u não ở trẻ em

Sau đây là một số lưu ý cần nhớ đối với u não ở trẻ em:

  • U não có nguồn gốc từ các tế bào trong não.
  • Bất kì lứa tuổi nào cũng có thể bị u não. U não ở trẻ em rất khác so với u não ở người trưởng thảnh.
  • Phân loại u não dựa vào loại u và vị trí u trong não.
  • Dấu hiệu thường gặp trong u não bao gồm: nhức đầu, buồn nôn, nôn ói, khó khăn trong vận động.
  • Hầu hết u não ở trẻ em được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
  • Theo dõi sát sức khỏe trong quá trình điều trị là điều vô cùng quan trọng, nhằm phát hiện biến chứng u não, tác dụng phụ của quá trình điều trị và dấu hiệu nếu u não phát triển trở lại.

Trên đây là những thông tin hữu ích về căn bệnh U não ở trẻ em mà chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh, hi vọng những thông tin trên có thể giúp cho bạn đọc hiểu biết biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh cần thiết, kịp thời